Bệnh loãng xương – dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

1. Khái niệm bệnh

Loãng xương hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh giòn xương hoặc bệnh xốp xương là tình trạng xương bị bào mòn dần dẫn đến thưa xương và dễ bị gãy xương nhất là đối với phụ nữ tuổi mãn kinh. Đây là bệnh lý phổ biến gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam (chiếm từ 70-80%). Tình trạng gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng, xương đùi, cẳng chân, xương chậu, xương cổ tay, cổ chân và thường rất khó hồi phục.

Bệnh thường diễn biến thầm lặng, giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ rệt, một số trường hợp không có triệu chứng, chỉ đến khi chỉ đến khi tình cờ bị tai nạn gãy xương mới phát hiện tình trạng loãng xương toàn cơ thể. Bị loãng xương lâu ngày theo thời gian chiều cao cơ thể giảm dần, bệnh cũng có thể gây nên tình trạng gù hay vẹo cột sống.

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi

 

2. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng loãng xương, cụ thể có thể kể đến 1 số nguyên nhân chính như sau:

Tuổi càng cao nguy cơ loãng xương càng cao: Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn. Khi tuổi tác tăng lên khối lượng xương mất đi nhanh hơn so với khối lượng được tạo ra nên dễ gây nên tình trạng loãng xương.

Phụ nữ mãn kinh tình trạng loãng xương xảy ra nhanh hơn (khi mãn kinh buồng trứng không sản xuất ra Estrogen là một nội tiết tố nữ góp phần kích thích cơ thể sản xuất ra vitamin D3 là tiền chất của canxi).

Chế độ làm việc nặng nhọc, vất vả cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh loãng xương.

Người béo phì ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác.

Tiền sử gia đình có người bị loãng xương: Khi trong gia đình có người bị loãng xương thì nguy cơ loãng xương cũng cao hơn.

Có các bệnh mạn tính đi kèm: Một số bệnh mạn tính cũng ảnh hưởng và có thể gây nguy cơ loãng xương.

Nghiện thuốc lá, nghiện rượu: Việc thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

 

3. Dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán bệnh loãng xương

3.1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương

Việc nhận biết các dấu hiệu loãng xương sớm và kịp thời là rất quan trọng để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Mặc dù tình trạng mất xương (giảm mật độ xương) do loãng xương thường biểu hiện kín đáo, không rõ ràng tuy nhiên vẫn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh loãng xương qua các triệu chứng điển hình như sau:

Đau nhức các đầu xương: Đây là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất khi bị loãng xương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương thường xuyên đặc biệt là các phần đầu xương.

Đau thường xuyên và mức độ nặng hơn ở các vị trí xương chịu tải toàn cơ thể: cột sống thắt lưng, xương chậu, khớp gối, cổ chân…

Đi lại với tư thế khom lưng hoặc gù, vẹo: Khi bị loãng xương đặc biệt là kéo dài người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng đi khom lưng hoặc gù, vẹo lưng.

Chuột rút ở cẳng tay và cẳng chân vào ban đêm: Khi bị loãng xương, người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng chuột rút ở tay và chân vào ban đêm. Khi có dấu hiệu này cần chú ý và đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục.

Bệnh loãng xương gây đau nhức

Loãng xương không chỉ gây đau nhức mà còn khiến xương giòn dễ gãy

 

3.2.Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh loãng xương, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như trên đồng thời kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng như:

Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để hỗ trợ chẩn đoán tình trạng loãng xương bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu và máu giúp đánh giá quá trình tạo xương, hủy xương của người bệnh.

X-quang hệ thống xương để chẩn đoán tính trạng loãng xương.

Đo mật độ xương bộ phận hoặc toàn thân: giúp đánh giá tình trạng loãng xương.

 

4. Điều trị và phòng bệnh

4.1.Điều trị bệnh loãng xương

Để điều trị  loãng xương chủ yếu dựa vào việc thay đổi chế độ ăn, cung cấp đủ canxi vitamin và thay đổi lối sống, ngoài ra có thể sử dụng 1 số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ cụ thể như sau:

Chế độ ăn cung cấp đầy đủ canxi, vitamin, thực phẩm tươi sống.

Kiêng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích

Tăng cường vận động, duy trì đều đặn các hoạt động thể lực để tránh tránh tình trạng béo phì

Không gian sống đủ ánh sáng, không khí trong lành.

Kết hợp các loại thuốc chống loãng xương tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể.

Chế độ ăn ngăn ngừa loãng xương

Cần xây dựng chế độ ăn khoa học để phòng và cải thiện loãng xương

 

4.2.Cách phòng bệnh

Loãng xương có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống vì vậy việc phòng ngừa loãng xương là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 1 số lưu ý để phòng loãng xương:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất…: Để phòng ngừa loãng xương, việc bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất rất quan trọng. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và tăng cường rau xanh hoa quả tươi. Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích sẽ giúp hạn chế nguy cơ loãng xương.

Xây dựng lối sống lành mạnh: Tăng cường vận động, duy trì các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Tăng cường các hoạt động ngoài trời, tạo không gian sống trong lành, đủ ánh sáng giúp hấp thụ đủ vitamin D ngăn ngừa loãng xương.

youtube icon 668  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *