Bệnh loãng xương là gì? gây ra những hậu quả gì?

Bệnh loãng xương xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng giữa quá trình tái tạo xương và hủy xương. Bệnh diễn tiến âm thầm, không triệu chứng nhưng gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương được cho là một loại bệnh thuộc về cơ xương khớp, bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

Bệnh loãng xương gây biến chứng gãy xương nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Bệnh loãng xương gây biến chứng gãy xương nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

 

Triệu chứng loãng xương

Đau xương: đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống.

Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi… vì thấy đau khi làm động tác đó.

Gù lưng, chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.

Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.

Đau dây thần kinh hông.

Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.

Béo bệu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da, hư khớp.

 

Chẩn đoán loãng xương

Việc chẩn đoán loãng xương hiện nay rất dễ dàng và tiện dụng, người bệnh có thể được chỉ định chụp x-quang xương để đo độ dày mỏng của xương hoặc sử dụng máy đo ở hông và cột sống. Mật độ xương của bệnh nhân sẽ được so sánh với mật độ xương trung bình của người trưởng thành theo giới tính và chủng tộc, từ sự so sánh này sẽ xác định được điểm số T – thể hiện mức độ chênh lệch so với mức độ chuẩn của xương.

 

Phòng ngừa loãng xương 

Dù bạn chưa, hay đang có nguy cơ loãng xương, thậm chí bạn đang bị loãng xương thì việc chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị vẫn không bao giờ là quá muộn.

Thăm khám phát hiện bệnh loãng xương sớm để điều trị hiệu quả

Đo loãng xương định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để tầm soát nguy cơ loãng xương và bổ sung kịp thời calci và vitamin D cho cơ thể nếu có nguy cơ.

Nên:

  • Tăng cường vận động thể lực, đi bộ ngoài trời, duy trì lối sống năng động.
  • Cung cấp canxi cho cơ thể: Hàm lượng canxi trong thời gian cho con bú luôn cao hơn bình thường, khoảng 1.500mg/ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm giàu canxi như là sữa, đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm, cá hồi, đậu phụ…
  • Ăn nhiều rau quả để thu nạp magie và kali: là hai chất khoáng quan trọng trong việc phòng chống loãng xương. Để đảm bảo đủ hàm lượng hai chất này, chị em cần ăn trung bình 5 phần rau quả/ngày.
  • Tắm nắng: Ngoài ra, tắm nắng mỗi buổi sáng cũng là cách giúp cơ thể bạn tổng hợp vitamin D tốt đồng thời cũng giúp phòng ngừa loãng xương sau sinh.

 

Khi có các dấu hiệu đi đau mỏi ở cột sống, ở xương khớp, các xương dài, đau các cơ bắp, hay bị chuột rút, ớn lạnh ở các cơ,…cần đi khám bệnh ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Không được tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị, việc lạm dụng thuốc Corticoid có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm tình trạng loãng xương thêm nặng và khó kiểm soát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 25  facebook.com/BVNTP

youtube icon 26  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *