Bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên tập yoga hay không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Thực tế, tình trạng này là một trong những căn bệnh xương khớp thường bắt gặp ở những người cao tuổi. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp nhất liên quan tới thoái hóa xương. Đa số các đối tượng mắc phải căn bệnh này thường là người cao tuổi. Đây là tình trạng khi người bệnh bị mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến gặp tổn thương ở phần sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng như sưng, viêm và giảm dịch khớp gối. Khi vùng khớp gối của người bệnh bị thoái hóa thì các lớp sụn khớp sẽ hư hỏng và trục xương bị cong vào trong.
Người bệnh lúc này thường cảm thấy đau đớn lúc sụn khớp bị hao mòn và không thể che phủ toàn bộ phần đầu xương, khiến cho tình trạng cọ xát giữa phần xương đùi và xương chày diễn ra. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần phải đến bệnh viện để thăm khám và điều trị để nhận được sự hướng dẫn đúng cách của bác sĩ.
2. Hiểu rõ về những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
2.1. Bệnh thoái hóa khớp gối diễn ra do nguyên nhân gì?
Đa số các trường hợp bị thoái hóa ở khớp gối đều xuất phát từ nguyên nhân do yếu tố tuổi tác. Điều này diễn ra theo quy trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người. Ngoài ra, những người làm công việc lao động chân tay, mang vác nặng hoặc thường xuyên phải đứng một chỗ cũng sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này nhiều hơn.
Việc bị thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Khi một trọng lượng lớn đè ép lên phần khớp sẽ khiến cho khớp của chúng ta chịu áp lực và dần trở nên tổn thương, dẫn tới bị thoái hóa.
Một số trường hợp người bệnh gặp phải các chấn thương ở khớp như: đứt dây chằng khớp gối, bị vỡ, nứt lồi vùng xương chày hoặc vỡ xương bánh chè,… cũng sẽ gây gia tăng nguy cơ bị mắc thoái hóa khớp.
2.2. Bệnh thoái hóa khớp gối có biểu hiện như thế nào?
Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến của căn bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp:
– Vào giai đoạn đầu: Biểu hiện của bệnh đó chính là tình trạng bị đau nhức. Người bệnh có thể bị đau ở xung quanh vùng khớp gối nhưng cũng có thể chỉ đau tại một vài điểm nhất định. Thời gian đầu, những cơn đau này chỉ diễn ra rất nhẹ và âm ỉ nhưng càng về sau thì mức độ đau đớn sẽ tăng dần. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn khi họ vận động, đặc biệt là khi bước lên hoặc bước xuống cầu thang. Các cơn đau này sẽ giảm bớt khi bệnh nhân được nghỉ ngơi.
– Vào giai đoạn sau: Khi khớp gối của người bệnh bị viêm hoặc tràn dịch khớp dẫn tới tình trạng bị viêm sưng thì hiện tượng đau càng trở nên rõ ràng và mức độ đau sẽ tăng dần. Người bệnh lúc này có thể được tiến hành hút dịch nhằm giúp giảm cơn đau tuy nhiên sau đó cơn đau này có thể tái phát. Cùng với đó, người bệnh cũng có thể gặp biểu hiện khớp bị co cứng lúc sáng sớm hoặc khi họ vừa ngủ dậy.
3. Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không và các vấn đề liên quan
3.1. Giải đáp: Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Yoga là bộ môn thể dục giúp nâng cao độ linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể. Các bài tập đa dạng của bộ môn này sẽ giúp làm tăng cường độ dẻo dai và sự đàn hồi của hệ cơ xương khớp nói chung cũng như vùng khớp gối nói riêng. Đây là điểm cộng vô cùng lớn của bộ môn yoga. Do đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn áp dụng một số bài tập yoga trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa của mình.
Yoga đặc biệt giúp hỗ trợ làm giảm và xua tan các cơn đau của người bệnh. Nếu bệnh nhân kiên trì tập luyện mỗi ngày, họ sẽ thấy phần khớp được ổn định và có thể hoạt động thoải mái hơn. Các bài tập yoga sẽ rất tốt cho những người bệnh bị thoái hóa khớp gối, giúp họ giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp tập luyện này còn giúp người bệnh điều chỉnh được hơi thở, ổn định trạng thái tinh thần, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi.
– Trước khi tập luyện, bệnh nhân nên tham khảo và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ điều trị bệnh của mình.
– Hãy lựa chọn các bài tập yoga cho người bị thoái hóa khớp gối giúp mang lại hiệu quả nhất và được khuyến cáo từ chuyên gia.
– Bạn nên kết hợp các bài tập nhẹ nhàng cùng nhịp thở đều đặn nhằm giúp đảm bảo cơ thể cảm thấy thoải mái.
– Hãy tập yoga vào buổi sáng để giúp nâng cao hiệu quả.
– Bạn nên tập yoga cùng thảm tập chuyên dụng và trong một không gian sạch sẽ, thoáng mát.
– Cần thực hiện kỹ động tác khởi động trong khoảng 20 phút đầu để tránh gặp các chấn thương trong quá trình tập.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc luyện tập khi bị thoái hóa khớp gối. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để tìm được bài tập phù hợp với sức khỏe của mình nhé!