1. Nguyên nhân gây đau khớp háng
1.1. Thoái hóa khớp háng
Đây là quá trình lão hóa của sụn và xương dưới sụn. Lúc này các đầu xương không được sụn bảo vệ, khi vận động sẽ cọ xát vào nhau và gây đau đớn cho người bệnh. Đau khớp háng do thoái hóa thường đau với mức độ nặng và tăng dần. Cơn đau lan xuống đùi và thắt lưng.
1.2. Viêm khớp háng
Khi bị viêm khớp háng, người bệnh sẽ có triệu chứng đau khớp háng âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.
1.3. Viêm gân, viêm bao hoạt dịch
Khi gân và dây chằng bị viêm sẽ gây đau nhức, khó chịu ở khớp háng
1.4. Thoát vị bẹn
Bệnh thoát vị bẹn cũng gây đau đớn, khó chịu ở khớp háng. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nam giới nhiều hơn nữ giới.
1.5. Viêm khớp háng ở trẻ em
Là tình trạng khớp háng của trẻ bị các phản ứng viêm tấn công. Các khớp xương dần suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động.
Ngoài các bệnh lý gây đau khớp háng, còn có những yếu tố cũng gây ra tình trạng này như chấn thương, tuổi tác, lối sống và thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học.
2. Cách chữa trị đau khớp háng hiệu quả
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau khớp háng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh….
2.1. Điều trị không phẫu thuật
Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp đau khớp háng mức độ nhẹ. Các phương pháp điều trị gồm:
– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Khi bị đau khớp háng, người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh làm tổn thương tới khớp háng. Trong thời gian này cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế leo cầu thang, tránh đi lại, đứng quá lâu…
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp giảm cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn bệnh tiến triển. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ.
– Giảm cân: Cân nặng vượt mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên xương chậu, xương háng, làm tăng triệu chứng đau nhức. Vì thế, người bệnh cần giảm cân để hạn chế tác động lên khớp háng.
– Vận động hợp lý: Nếu vận động thường xuyên với cường độ mạnh sẽ khiến tình trạng đau khớp háng diễn ra lâu hơn, khó khỏi. Do đó trong khi bị đau xương khớp hàng, người bệnh nên chú ý vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đúng cách, đúng lúc.
2.2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp đau khớp háng mức độ nặng và có nguyên nhân do bệnh lý gây ra, dùng thuốc điều trị lúc này không đạt hiệu quả. Do đó, người bệnh cần phải phẫu thuật thay khớp háng.
Điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi trình độ cao của bác sĩ, chẩn đoán chính xác bệnh và áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chính vì thế, người bệnh cần tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh