Đau đầu gối khi co chân

Đau đầu gối khi co chân là tình trạng đau xảy ra khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, không phân biệt già trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trong đó có hai nguyên nhân phổ biến nhất. Đó là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Đau đầu gối khi co chân sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

I. ĐAU ĐẦU GỐI KHI CO CHÂN LÀ GÌ

Đau đầu gối khi co chân là triệu chứng phản ánh tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Cơn đau có thể xuất phát do các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương như thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương…

Các biểu hiện cụ thể của đau đầu gối gồm:

  • Sưng và cứng khớp gối
  • Đỏ và ấm khi chạm vào
  • Có tiếng lạo xạo khớp gối
đau đầu gối khi co chân

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU ĐẦU GỐI KHI CO CHÂN

Các triệu chứng đau khớp gối thường xuất hiện do nhiều tác động khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

Bệnh lý về xương khớpđau đầu gối khi co chân

Thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp gối. Khi mắc phải những căn bệnh này, lớp sụn bên trong khớp gối đang từng ngày bị mất đi khiến cho hai đầu xương cọ xát vào nhau mỗi khi cử động đều gây ra hiện tượng đau nhức đầu gối khi cúi người, co duỗi.

Do chấn thương

Một số chấn thương đầu gối thể ảnh hưởng đến dây chằng, sụn các cấu trúc liên quan, gây đau đầu gối khi gập duỗi chân.

Chấn thương dây chằng đầu gối: Chấn thương này thường thấy những người chơi bóng rổ, bóng đá cầu lông.

Gãy xương đầu gối: Một số xương đầu gối, chẳng hạn như xương bánh chè, bị tổn thương do va chạm mạnh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, những người bị loãng xương đôi khi bị gãy và nứt xương đơn giản nếu làm việc sai thế.

Lệch xương bánh chè: Điều này xảy ra khi xương bánh chè, bao phủ phía trước đầu gối, trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Kèm theo một số triệu chứng như: Đau nhức đầu gối, khó co duỗi chân, sưng đầu gối đột ngột.

Làm việc sai tư thế

Làm việc sai tư thế có thể làm ảnh hưởng không tốt đến đầu gối của bạn. Trong một số trường hợp, còn nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu gối khi duỗi chân. vậy, bạn không nên chủ quan xem nhẹ vấn đề này, nên tập thể dục làm việc đúng thế để tránh các dấu hiệu đau khớp gối.

Do thừa cân, béo phì

Trọng lượng thể nặng khiến khớp gối phải chịu lực rất lớn, theo thời gian lớp sụn khớp gối bị mòn dần gây ra tình trạng đau nhức khớp gối mỗi khi vận động. Về lâu dài nguy gây đau khớp gối khi gập hoặc duỗi chân.

III. NHẬN BIẾT ĐAU ĐẦU GỐI KHI CO CHÂN

Những dấu hiệu sau cảnh báo khớp gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương tùy thuộc vào nguyên nhân chính xác:

đau đầu gối khi co chân

  • Đau nhức ở khớp gối
  • Sưng tấy rõ, có thể nhìn thấy bằng mắt
  • Đầu gối đỏ, cảm thấy ấm nóng khi chạm vào
  • Cứng khớp
  • Nghe tiếng lắc rắc trong khớp
  • Khớp gối bị biến dạng, cong hoặc lõm vào
  • Mất cảm giác ở đầu gối
  • Không còn khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối
  • Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo bệnh như: sốt, ớn lạnh.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ  ĐAU ĐẦU GỐI KHI CO CHÂN

Đau khớp gối tuy không phải triệu chứng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người. vậy, để loại bỏ tình trạng này, người bệnh phải phương pháp điều trị phù hợp.

Châm cứu bấm huyệt

Đầu gối vấn đề không chỉ gây đau nhức còn ảnh hưởng đến vận động. Để giải quyết vấn đề này, bạn thể áp dụng các kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

dau dau goi khi co chan 1

Phương pháp tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: 

Là phương pháp điều trị không xâm lấn, đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Phương pháp này bao gồm các bài tập xoa nắn mô mềm, làm giảm áp lực… Chúng giúp tăng cường chức năng co duỗi

Phương pháp dùng thuốc 

  • Thuốc giảm đau: thường được nhiều người bệnh sử dụng để giảm đau nhanh.
  • Thuốc kháng viêm: những loại thuốc này không những có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển nặng hơn.
  • Thuốc giãn cơ: được sử dụng để làm giảm tình trạng căng cứng cơ, giúp người bệnh giảm đau và có thể di chuyển dễ dàng hơn.
  • Các vitamin cần thiết: có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhằm tăng sức khỏe, sức đề kháng cần có và hỗ trợ tăng sức khỏe của xương, khớp.
  • Tiêm corticoid tại chỗ: Khi tình trạng viêm nghiêm trọng các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm corticoid ngay tại vị trí khớp bị viêm để giúp giảm đau nhanh.

Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật

V. PHÒNG TRÁNH ĐAU ĐẦU GỐI KHI CO CHÂN

Để phòng tránh bệnh đau khớp gối, bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể các loại thực phẩm sau:

ssasa 1

  • Vitamin C vitamin D: sữa, cá, dầu gan cá, trứng muối, súp lơ, hạt tiêu
  • Canxi: phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, hải sản, ngô
  • Axit béo omega-3: thu, hồi, hàu, v.v.
  • Ngoài ra, bạn phải một lối sống khoa học lành mạnh
  • Kiểm soát trọng lượng thể, tránh thừa cân béo phì
  • Duy trì thói quen tập thể dục, người bị đau khớp gối nên đi lại nhẹ nhàng
  • Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *