Đau khớp khuỷu tay do đâu và có biểu hiện gì?

1. Nguyên nhân khiến khớp khuỷu tay bị đau

1.1. Do mắc một số bệnh lý

Khi mô mềm bị căng hoặc viêm gân, viêm dây chằng sẽ dẫn tới đau nhức ở khuỷu tay. Đây có thể là hậu quả từ các bệnh như:

– Viêm khớp khuỷu tay: xảy ra khi khớp khuỷu tay bị đau và sưng đỏ. Thực tế, viêm khớp khuỷu tay xảy ra không phổ biến, trừ khi trước đó người bệnh có gặp chấn thương.

– Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: bởi khi gặp phải chấn thương trực tiếp hoặc khớp hoạt động quá mức rất dễ gây ra viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu nằm ở mặt sau của khớp khuỷu tay.

– Mắc các bệnh lý xương khớp khác cũng rất dễ gây ra đau khớp ở khuỷu tay. Điển hình như: bong gân, chấn thương gân/cơ/dây chằng, viêm khớp dạng thấp, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp,…

bong gân khuỷu tay

Bong gân khuỷu tay do chấn thương cũng dễ dẫn tới đau khớp

 

1.2. Do sử dụng khớp quá mức/sai cách khiến đau khớp khuỷu tay

Nhiều người thường chơi thể thao với sức lực ở mức tối đa. Điển hình như chơi tennis, chơi golf… Việc chơi thể thao quá mạnh là yếu tố gây nguy cơ cao bị đau khớp khuỷu tay.

– Đối với chơi tennis: khớp khuỷu dễ bị đau bởi vì sử dụng cánh tay quá mức hoặc vận động sai kỹ thuật khi chơi.

– Đối với chơi golf: các động tác như ném, đánh bóng không đúng kỹ thuật có thể khiến người chơi bị đau khớp ở khuỷu tay.

 

1.3. Tính chất nghề nghiệp cũng khiến đau khớp khuỷu tay

Nghề nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh vấn đề đau khớp ở khuỷu tay. Với một số công việc có đặc thù riêng, với yêu cầu khớp khuỷu tay phải vận động nhiều hay lặp đi lặp lại một động tác cũng rất dễ gây đau khớp.

Một số đối tượng có nguy cơ cao đối mặt với những cơn đau ở khớp khuỷu tay bao gồm:

– Vận động viên thể thao: người tập tạ, võ sĩ điền anh, người ném bóng chày, người chơi golf/tennis,…

– Người làm nghề thợ mộc

– Công nhân xí nghiệp

– Thợ sửa ống nước

– Nhân viên văn phòng

– Đầu bếp

– Họa sĩ

– Công nhân xây dựng

đối tượng bị đau khớp khuỷu tay

Các vận động viên tennis có nguy cơ bị đau khớp ở khuỷu tay cao

 

2. Triệu chứng nhận biết khi khớp khuỷu tay bị đau

Có 2 dạng đau khớp khuỷu tay phổ biến hiện nay là: đau khuỷu tay tennis và đau khuỷu tay ở người chơi golf.

 

2.1. Đau khuỷu tay tennis

Những người bị đau khuỷu tay tennis có triệu chứng tương đối giống viêm dây chằng, tuy nhiên các tế bào mô ở khuỷu tay không bị sưng. Một số triệu chứng dễ nhận thấy ở người bệnh như:

– Cánh tay đau, đặc biệt đau dữ dội khi cử động hoặc chạm vào.

– Cảm giác nóng rát từ khuỷu tay đến cánh tay.

– Cơn đau thường kéo dài liên tục và không dứt. Thậm chí khi nghỉ ngơi cũng có cảm giác đau.

– Yếu sức khi cầm/ nâng đồ vật, nắm chặt đồ vật hoặc làm các việc đơn giản như viết, đánh răng.

 

2.2. Đau khuỷu tay ở người chơi golf

Đối với dạng đau khuỷu tay ở người chơi golf, cơn đau sẽ xuất hiện ở bên trong cẳng tay hoặc khuỷu tay. Bên cạnh đó còn có thể kèm theo các triệu chứng sau: 

– Cứng ở khuỷu tay

– Cổ tay hoặc tay bị yếu

– Tình trạng tê, ngứa xuất hiện ở ngón tay, đặc biệt là ngón áp út hoặc ngón út

viêm điểm bán gân khuỷu tay

Vùng khuỷu tay đau nhức, cứng và tình trạng tê ở các ngón tay

 

3. Điều trị bệnh bằng cách nào?

3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

3.2. Phương pháp điều trị bệnh

– Dùng thuốc kháng viêm: nhằm mục đích giảm đau, thường áp dụng đối với trường hợp nhẹ.

– Điều trị vật lý trị liệu: nhằm hồi phục hoạt động của khớp, áp dụng đối với trường hợp đau nhức kéo dài và dùng thuốc không có hiệu quả.

Ngoài ra cũng có một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản, người bệnh có thể áp dụng để cải thiện cơn đau:

– Chườm nóng: sử dụng túi giữ nhiệt và chườm lên khu vực đau. Giữ khoảng 5-7 phút, trong khoảng thời gian này nhiệt độ sẽ tác động lên bề mặt tổn thương khiến gân cốt được thả lỏng và thúc đẩy lưu thông máu đến vùng bị đau nhức.

– Chườm lạnh: cũng là cách hữu hiệu trong việc cải thiện cơn đau, giảm sưng tấy ở khu vực chấn thương phần mềm.

đau khớp khuỷu tay không duỗi thẳng được

Tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi cơ khớp

Có thể thấy, tình trạng đau khớp khuỷu tay diễn tiến lâu ngày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây cản trở trong sinh hoạt của người bệnh. Do đó, cần chủ động thăm khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe toàn diện của mình. Khi hệ thống xương khớp khỏe mạnh thì mới có thể theo đuổi ước mơ, làm những việc mình thích và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 211  facebook.com/BVNTP

youtube icon 47  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *