Đau khớp xương quai hàm

Đau khớp xương quai hàm là một triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này mà không biết rằng đó có thể cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Nguyên nhân đau khớp xương quai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau khớp xương quai hàm đặc biệt là vùng khớp thái dương hàm, trong đó loạn năng khớp thái dương hàm là một nguyên nhân hay gặp. Đây là một bệnh lý gây đau và rối loạn vận động quai. Bệnh lý này ban đầu gây đau các cơ vận động hàm (còn gọi là cơ nhai), gây tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.

Đau khớp xương quai hàm

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp xương quai hàm

Ban đầu, đau khớp xương quai hàm chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Lúc đầu đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, tiếp đến là cả khớp thái dương và toàn đầu.

Tình trạng đau thường đi kèm không há miệng to ra được và nghe thấy tiếng lục khục trong khớp. Đau khớp xương quai hàm ảnh hưởng tới khả năng nhai, chế độ ăn uống nên cần phải điều trị sớm.

Điều trị đau khớp xương quai hàm

Để điều trị đau khớp xương quai hàm, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất là mất răng, làm giảm hiệu suất nhai và các răng lân cận bị xô lệch, có thể do mọc răng khôn, do làm răng giả sai kỹ thuật, hoặc tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm…Đôi khi bệnh còn do nghề nghiệp như nhạc công kéo đàn violon, người trực tổng đài phải thường xuyên kẹp điện thoại vào cổ… Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp kể trên đều dẫn đến đau khớp xương quai hàm. Chính vì thế khi bị bệnh cần đi khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị đau khớp xương quai hàm là phẫu thuật và không phẫu thuật.

Không phẫu thuật:

Người bệnh cần loại bỏ những rối loạn ở cung răng, cho người bệnh mang máng nhai, làm răng giả, ăn thức ăn mềm, dùng thuốc giảm đau, an thần, xoa bóp vùng quanh hàm.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể. Bên cạnh đó cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt để tránh ảnh hưởng tới vùng đau. Xoa bóp vùng quanh xương hàm để giảm dần triệu chứng.

Phương pháp phẫu thuật:

Áp dụng trong trường hợp nặng, tổn thương không phục hồi, tiếp tục đau sau khi đã được điều trị tích cực bằng các phương pháp không phẫu thuật.

Đau khớp xương quai hàm

Cần chú ý tới chế độ ăn uống trong và sau khi điều trị bệnh, ăn những thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt…

Phương pháp này cần phải được tiến hành tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp có trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn vô trùng cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Có như vậy mới giúp phẫu thuật điều trị đau khớp xương quai hàm thành công, tránh nhiễm trùng cho người bệnh.

Trong và sau quá trình điều trị đau khớp xương quai hàm, người bệnh cần phải chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh ăn đồ cay nóng, cứng. Thay vào đó là ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt, ăn nhiều rau xanh, củ quả nhằm cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 46  facebook.com/BVNTP

youtube icon 46  youtube.com/bvntp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *