Những bệnh lý về đau rễ thần kinh cột sống gây ra sự suy giảm kiểu rễ thần kinh theo chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể (tiết đoạn).Đau rễ dây thần kinh cột sống gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh. Chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh thần kinh, điện cơ chẩn đoán, và xét nghiệm toàn thân để tìm bệnh cơ bản. Vậy đau rễ thần kinh cột sống là như thế nào và nguyên nhân, triệu chứng của nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Đau rễ thần kinh cột sống có tên gọi khác là hội chứng rễ thần kinh hoặc hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Các dây thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu lên não. Rễ thần kinh có thể bị nén bởi xương hoặc các mô xung quanh. Điều này sẽ làm cản trở việc truyền tín hiệu, gây ra đau và các triệu chứng khác. Những vị trí thường gặp là đau rễ thần kinh cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
2. DẤU HIỆU ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG
Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị tria của rễ thần kinh. Vùng rễ thần kinh chi phối sẽ là vùng bị ảnh hưởng. Bao gồm các triệu chứng sau:
- Đau nhức, đặc biệt ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
- Đau thần kinh tọa, vì vậy các cơn đau sẽ lan sang các vùng như: cổ, vai, cánh tay, mông và chân.
- Giảm đi khả năng vận động của cột sống
- Co cứng cơ bắp có thể làm các cơ bị tác động tiêu cực tạm thời và không thể cử động được
Dấu hiệu khi rễ thần kinh bị tổn thương là:
- Rễ thần kinh C5: Đau dọc bên ngoài cánh tay và yếu cơ cánh tay
- Rễ thần kinh C6: Đau dọc theo mặt trước của cánh tay và cẳng tay khó úp ngửa.
- Rễ thần kinh C7: Đau ở vùng giữa cánh tay, gập cổ tay khó khăn và duỗi các ngón tay.
- Rễ thần kinh L4: Đau mặt trước đùi và phần cẳng chân. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến vùng mắt cá chân và ngón chân giữa.
- Rễ thần kinh L5: Đau vùng đùi, phần dưới cẳng chân , vùng bàn chân, ngón chân cái và ngón chân giữa.
- Rễ thần kinh S1: Đau vùng cẳng chân, mắt cá chân, phần sau đùi và Cơ vùng mông bị yếu.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ lối sống, chế độ dinh dưỡng hoặc các bệnh lý liên quan xương khớp khác. Sau đây là những nguyên nhân gây ra đau rễ thân kinh cột sống phổ biến:
Thừa cân, béo phì
Cột sống là nơi chống đỡ và nâng đỡ của cơ thể. Ở mức bình thường, cột sống và các mô xung quanh nó sẽ hoạt động bình thường. Nhưng khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giơi hạn cho phép, thì cột sống sẽ phải chịu áp lực lớn hơn. Theo thời gian, các đốt sống, đĩa đệm ở cột sống yếu dần và dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến rễ thần kinh cột sống.
Chấn thương gây đau rễ thần kinh cột sống
Các tác động ngoại lực đáng kể hoặc những di chứng của chấn thương cột sống không được giải quyết triệt để có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn dễ gặp phải những chấn thương trong sinh hoạt, khi tham gia giao thông và chơi thể thao.
Thoát vị đĩa đệm
Xảy ra khi tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở đốt sống di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Điều này sẽ gây áp lực lên rễ thần kinh. Đây được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau rễ dây thần kinh cột sống.
Gai cột sống
Canxi là thành phần không thể thiếu để làm nên sức khỏe của xương. Tuy nhiên sự lắng đọng quá mức canxi tại xương sống sẽ làm xuất hiện các gai xương. Những mỏm gai xương này sẽ chèn vào rễ thần kinh gây đau.
Hẹp ống sống
Ống sống là khoang rỗng để tủy sống và các rễ thần kinh đi qua. Khi ống sống bị thu hẹp sẽ chèn ép lên rễ thần kinh.
Lao cột sống
Lao cột sống hay còn được gọi là mục xương sống. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao theo máu hoặc hệ bạch huyết xâm nhập vào cột sống. Từ đó gây tổn thương đốt sống, ảnh hưởng tới rễ thần kinh.
Nhiễm trùng
Tuy không phổ biến nhưng nhiễm trùng cũng có khả năng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Các đốt sống hoặc đĩa đệm của cột sống có thể bị nhiễm vi trùng sinh mủ, nấm hoại sinh aspergillus… Từ đó gây viêm rễ thần kinh cột sống.
U cột sống
Sự nhân lên một cách bất thường của những khối mô bên trong hoặc xung quanh tủy sống sẽ tạo tạo thành u cột sống. Khối u này lớn dần chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống.
4. ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng bệnh gây ra những phiền toái trong sinh hoạt, làm giảm sút khả năng lao động. Thêm vào đó, nếu kéo dài, không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nặng nề.
- Khó khăn trong những hoạt động đơn giản
- Rối loạn cảm giác
- Teo cơ
- Tàn phế
- Trầm cảm
5. CHẨN ĐOÁN ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng bệnh sử của bệnh nhân, triệu chứng, khám lâm sàng. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện:
- Chụp X-quang
- Chụp CT (cắt lớp vi tính)
- Chụp MRI
- Đo điện cơ, kiểm tra tốc độ truyền dẫn thần kinh
- Xét nghiệm toàn phần công thức máu. Kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu tự động cũng có thể được tiến hành để loại trừ các bệnh lý khác.
Cố định vùng bị đau
Bệnh nhân có thể được yêu cầu đeo nẹp cổ, đeo đai, mang thêm đai lưng để cố định vùng đau trong những tuần đầu tiên điều trị. Giảm vận động sẽ hạn chế những chấn thương nghiêm trọng hơn.
Thuốc trị đau rễ thần kinh cột sống
Để cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống cho người bệnh. Lưu ý là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, paracetamol,…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
- Thuốc giãn cơ: Eperisone
- Thuốc trợ lực, kích thích thần kinh
Tiêm ngoài màng cứng
Tiêm bên ngoài màng cứng là một kỹ thuật khá đơn giản. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp bảo tồn đĩa đệm. Tuy nhiên, nó được chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Loét cột sống và nhiễm trùng
- Viêm đốt sống
- Ung thư cột sống
- Rối loạn đông máu
- Xuất huyết dạ dày
- Bệnh tiểu đường
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định khi cơn đau dữ dội và kéo dài. Khiến người bệnh không thể nào chịu đựng được, có nguy cơ cao liệt vận động, teo cơ. Phẫu thuật sẽ giải phóng chèn ép rễ thần kinh bị. Nó cũng giúp cột sống ổn định, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.
7. PHÒNG TRÁNH ĐAU RỄ THẦN KINH CỘT SỐNG
Để giảm đi nguy cơ mắc bệnh đau rễ thần kinh cột sống, bạn hãy thực hiện theo một số lời khuyên sau đây từ các chuyên gia:
- Duy trì cân nặng hợp lý,tránh tình trạng thừa cân béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên và điều độ.
- Trong sinh hoạt, người lao động cần cẩn thận để tránh tổn thương không đáng có.
- Tập trung điều trị các bệnh lý có thể gây đau rễ thần kinh cột sống.
- Để tạo nên một nền tảng sức khỏe, cơ địa tốt cần xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng, stress.