Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương là bệnh lý phổ biến đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Hệ quả của loãng xương là gãy xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh như thế nào?

 

1. Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh

 

Loãng xương là bệnh lý âm thầm, mạn tính, do đó điều trị và quản lý bệnh cần trong thời gian dài. Bệnh loãng xương ở phụ nữ vừa do tác động của tuổi tác lại vừa do vấn đề mãn kinh mang lại. Với chị em phụ nữ, hoocmon nội tiết estrogen quyết định hình thái, sắc đẹp của phụ nữ. Đặc biệt estrogen đóng vai trò chung trong cơ thể là vận chuyển và gắn kết canxi với tế bào khung xương. Bởi thế, khi bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương của phụ nữ. Đây là bệnh loãng xương nguyên phát typ 1. Như vậy, phụ nữ sau mãn kinh sẽ phải gánh chịu hai quá trình gây loãng xương, đó là loãng xương do tuổi và loãng xương do thiếu hụt estrogen, làm cho họ bị loãng xương sớm hơn, nhanh hơn, nặng hơn nam giới.

 

2. Lưu ý trong điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Tất cả các đối tượng nói chung và phụ nữ mãn kinh nói riêng đều cần có lối sống tích cực nhằm mục đích loại bỏ các nguy cơ gây mất xương và nguy cơ gây gãy xương với một số lưu ý sau:

Muốn khắc phục loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao  khoảng 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức như đi bộ, chơi tennis, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu và các bài tập chuyên biệt để làm cho lưng khỏe hơn.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

 

Nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi (thành phần quan trọng nhất cấu thành xương), florua (chất khoáng thiết yếu trong việc hình thành xương và răng, có trong hải sản, gelatin,..), magiê (ngăn chặn sự gãy xương và làm tăng đáng kể mật độ xương), vitamin D, acid béo omega 3 (giảm được sự bài tiết canxi qua thận, tăng lượng canxi mà xương hấp thụ, cản trở hoạt động của các tế bào hủy xương và kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương), đậu tương (giàu phytoestrogen, một hormon thực vật giống hệt estrogen ở người).

Bên cạnh đó, cần hạn chế đưa vào cơ thể những chất góp phần làm mất canxi và magiê như đồ uống có cafein, nước ngọt có gas, chất cồn và muối.

Giữ ổn định trọng lượng vì thừa cân cũng làm bộ xương phải chịu lực nhiều hơn.

Thăm khám xương khớp định kỳ, đo độ loãng xương để được bác sĩ chẩn đoán mức độ loãng xương đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tránh biến chứng mất xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 7  facebook.com/BVNTP

youtube icon 7  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *