Gãy xương mác có cần bó bột không và cần phải chú ý gì?

Gãy xương mác có phải bó bột không?

Thông thường, khi gãy xương mác kín (xương còn bên trong da) thì có thể cố định bằng nẹp hoặc bó bột.

Với các trường hợp gãy xương mác hở (xương đâm ra bên ngoài rách da hoặc có thể nhìn rõ xương gãy) thì cần phải phẫu thuật.

Gãy xương mác không thể tự nhiên lành, người bệnh cần phải bó bột hoặc phẫu thuật cố định xương, thay thế xương (tùy mức độ gãy).

Khi bị gãy xương mác chân người bệnh cần phải bó bột

Khi bị gãy xương mác chân người bệnh cần phải bó bột

– Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê hoặc thuốc mê để giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh xương gãy cho thẳng trục và thực hiện bó bột cho người bệnh.

– Bột bó được rạch dọc cho đến tận da để đề phòng sưng nề ở ổ gãy, gây chèn ép trong bột bó. Sau khi bó bột, chi bị gãy được gác lên cao. Sau bó bột 24 giờ, người bệnh sẽ được kiểm tra vị trí bó xem các ngón chân có cử động được không; có bị sưng nề, tím tái hay lạnh không.

– Sau 7 – 10 ngày bó bột, tình trạng sưng nề trên xương thuyên giảm, khiến bột bị lỏng. Lúc này, bác sĩ có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng.

– Sau khoảng 3 tuần bó bột, người bệnh nên tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng.

– Sau khoảng 8-10 tuần bó bột, xương mác sẽ lành và người bệnh được tháo bột. Tập luyện, vận động theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Chú ý gì sau khi gãy xương mác?

Thời gian xương mác bị gãy lành nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều ở mức độ chấn thương, tuổi tác, cách chăm sóc, tập luyện. Để sớm hồi phục hoàn toàn xương bị gãy, người bệnh nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

Co duỗi khớp

Nếu bất động quá lâu có thể khiến bao khớp co rúm, sụn bị mỏng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ. Do đó khi bó bột gãy xương mác, người bệnh cũng nên vận động. Người bệnh nên tập co duỗi khớp từ ngày thứ 3 sau bó bột. Mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần, tốc độ 45 giây/ lần co duỗi.

Thường xuyên thực hiện co duỗi khớp để tránh cứng khớp

Thường xuyên thực hiện co duỗi khớp để tránh cứng khớp

Duy trì sức cơ

Người bệnh gãy xương mác nên tập tăng sức căng của cơ. Tập co cơ hàng ngày để cải thiện chức năng vận động, sớm phục hồi sau bó bột gãy xương mác.

Tập đi lại

Khi xương chưa liền, người bệnh cũng nên đi lại vận động bằng nạng. Khi xương liền vững, tì không đau ở vị trí gãy xương thì bỏ nạng và tập đi như bình thường.

Chườm nóng

Người bệnh gãy xương mác cũng có thể chườm nóng để giảm đau. Tuy nhiên không nên chườm lên vị trí có đinh, nẹp hoặc vòng thép kim loại khi bó bột vì có thể khiến chúng nóng lên, gây bỏng.

Vận động hàng ngày

Bệnh nhân gãy xương mác đang bó bột cần tập lên xuống cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống để cải thiện chức năng vận động của xương.

Người bệnh cũng nên vận động hàng ngày để hồi phục sớm

Người bệnh cũng nên vận động hàng ngày để hồi phục sớm

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh gãy xương mác cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin D và canxi để hỗ trợ tái tạo xương, phục hồi nhanh chóng tình trạng bệnh

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Ngoài chế độ ăn uống, vận động đúng cách và khoa học. Người bệnh gãy  xương mác nên chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sử dụng đúng thuốc, đủ liều lượng để cải thiện sớm bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon  facebook.com/BVNTP

youtube icon  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *