1. Triệu chứng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối xuất hiện và diễn tiến từ từ. Khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng khá mờ nhạt và thoáng qua khiến người bệnh không khỏi chủ quan.
Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng sau sẽ xuất hiện gồm:
– Cảm nhận được các cơn đau thoáng qua, mơ hồ ở khớp gối.
– Đau nhức mỗi khi đi lại.
– Đau nhức gối vào sáng sớm, nhất là khi mới ngủ dậy.
– Thời gian cơn đau diễn ra ngắn, chỉ trong chốc lát.
Qua thời gian, tình trạng đau nhức càng trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn. Lúc này sự tổn thương khớp gối trở nên nặng hơn, đồng thời dịch khớp cũng bị khô hơn. Người bệnh sẽ:
– Khớp gối đau liên tục, không thuyên giảm hay tự khỏi.
– Khi vận động đầu gối thì cơn đau nặng hơn, đặc biệt là khi ngồi, đứng, đi lại hoặc lên – xuống cầu thang.
– Nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp gối khi cử động.
– Luôn phải dùng thuốc để giảm bớt cơn đau.
Ở mức độ nặng nhất cũng là thời điểm dấu hiệu thoái hóa khớp gối trở nên rõ rệt nhất. Các triệu chứng xuất hiện làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều:
– Thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu kể cả lúc nằm nghỉ.
– Gặp khó khăn khi đi lại, khi đứng lên ngồi xuống, thậm chí có thể bị ngã do không đứng vững.
– Cơn đau xuất hiện nhiều lần.
– Sưng ở vùng đầu gối.
– Khớp bị biến dạng.
2. Giúp bạn giải đáp bị thoái hóa khớp gối có chữa được không
Được đánh giá là bệnh lý làm suy giảm chức năng hoạt động của sụn khớp gối, thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh nhằm mục đích giúp người bệnh phục hồi và làm giảm các triệu chứng. Để điều trị tận gốc là điều không thể. Với tình trạng bệnh nặng – nhẹ khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị hiệu quả sẽ tăng cao và ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm.
3. Chữa thoái hóa khớp gối bằng phương pháp nào?
3.1. Dùng thuốc
Qua khám lâm sàng, quan sát việc cử động khớp gối cùng các phương pháp thăm khám chuyên sâu, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ thoái hóa khớp gối. Nếu ở mức độ nhẹ, chỉ gây ra những cơn đau ngắn thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc có công dụng như:
– Giảm đau
– Kháng viêm
– Hỗ trợ tái tạo sụn khớp
Liều lượng và tần suất sử dụng thì người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng, mua thuốc mà không có đơn thuốc kèm theo.
3.2. Tập vật lý trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp tập vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Phương pháp này giúp đẩy lùi tình trạng co cứng khớp vô cùng hiệu quả. Các bài tập chủ yếu sẽ giúp khớp gối được vận động nhẹ nhàng, giải phóng bớt áp lực mà khớp gối phải chịu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn một số môn thể thao tốt cho khớp gối như chạy bộ, đi bộ, bơi lội,… Các bộ môn này không chỉ giúp khớp gối khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy năng lượng cơ thể, tăng sức mạnh toàn bộ hệ thống khớp.
3.3. Phẫu thuật “tạm biệt” cơn đau của thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng trong trường hợp thoái hóa khớp gối đã rất nặng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về việc phải thay khớp gối nhân tạo. Đây được đánh giá là giải pháp tối ưu, với kỹ thuật cắt bỏ phần xương thoái hóa và thay thế khớp gối nhân tạo được làm từ kim loại. Người bệnh lựa chọn phương pháp này sẽ cải thiện được triệu chứng đau và phục hồi chức năng khớp gối rất rõ.
Tuy nhiên, chi phí thực hiện của phương pháp này rất cao do đòi hỏi kỹ thuật và trang thiết bị tân tiến hiện đại.
4. Những lưu ý cần biết để tăng tỉ lệ chữa trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Bên cạnh biết được câu trả lời cho “thoái hóa khớp gối có chữa được không?” thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị:
– Nên tập luyện, vận động vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
– Nên tập luyện co duỗi khớp gối 2 chân nhịp nhàng khoảng 15-20 lần trước khi đứng dậy.
– Dùng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối trong quá trình tập đi bộ, lên – xuống cầu thang hoặc chơi thể thao.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc của rất nhiều người về việc “Bị thoái hóa khớp gối có chữa được không?”. Hy vọng với kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tình trạng thoái hóa khớp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của mình nhé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh