1. Hội chứng đường hầm cổ tay là gì?
Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng dây thần kinh trung tuyến cổ tay bị chèn ép. Đây là dây thần kinh truyền cảm giác từ gan bàn tay của ngón tay trừ ngón út có chức năng điều khiển các cơ để di chuyển ngón tay cái. Ống cổ tay là một đường ống hẹp chứa các dây thần kinh trung tuyến và gân được hình thành từ xương cổ tay và các dây chằng chéo qua cổ tay. Nếu có các bất thường ở khu vực lân cận hoặc trong ống cổ tay như sưng hoặc dày lên có thể chèn ép dây thần kinh trung truyến gây đau, tê và hạn chế vận động do yếu bàn tay và ngón tay.
2. Nguyên nhân hội chứng đường hầm cổ tay
Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng đường hầm cổ tay, cụ thể là:
- Chấn thương vùng cổ tay làm cấu trúc cổ tay bị thay đổi
- Một số bệnh lý như thấp khớp, lupus, tiểu đường
- Do quá trình mang thai, bệnh suy giáp, suy thận
- Bất thường ở các đường gân hay dây thần kinh trung tuyến trong ống cổ tay
- Đặc thù công việc cử động cổ tay nhiều, chỉ hoạt động cơ bắp ở bàn tay trong thời gian dài, sản xuất dây truyền,…
3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng đường hầm cổ tay
Người bệnh thường cảm thất đau nóng, tê các ngón tay. Cơn đau lan lên khuỷu tay hoặc vai khi xoa nắn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Cơn đau thường xuyên hiện vào ban đêm, khi đang ngủ nhất là khi hay gập cổ tay làm đường hầm bị thu hẹp. Nếu đi xa bằng xe máy, có thể thấy tê tay, thậm chí là đau phải dừng xe.
Khi bệnh tiết triển nặng, người bệnh mất đi độ khéo léo của bàn tay trong các công việc hàng ngày, cơn đau tăng dữ dội, ngón cái kém sức và bắp thịt phía dưới ngón teo nhỏ. Bệnh nếu không điều trị sẽ là suy giảm nghiêm trọng chức năng của bàn tay và không thể phục hồi.
4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay
- Đo điện cơ đồ xác định hội chứng đường hầm cổ tay
- Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay, nếu bàn tay cảm thấy đau tê tăng lên thì có thể đã bị hội chứng hầm cổ tay
- Chụp X quang cổ tay 3 tư thế để phát hiện các tổn thương ở xương và phần mềm.
5. Phương pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ tay
5.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh ở mức độ nhẹ, mới đau và tê thì chỉ cầu dùng thuốc giảm đau kháng viêm dạng uống hoặc tiêm vào ống cổ tay. Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả, phát hiện muộn thì thời gian điều trị kéo dài hơn.
5.2. Phẫu thuật
Khi bệnh tiến triển nặng, cần can thiệp bằng phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay.
Do vậy, khi gặp phải các bất thường ở ống cổ tay như tê, đau, khó khăn khi vận động nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh