Khái quát về bệnh viêm xương khớp

Bệnh cơ xương khớp được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm xương khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xương khớp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tàn tật. Tìm hiểu về căn bệnh này để có các biện pháp phòng tránh là điều rất cần thiết với mỗi người.

Viêm xương khớp là gì?

Viêm xương khớp là hình thức phổ biến nhất của viêm khớp ở người lớn tuổi, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương sượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.

Khớp nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh viêm xương khớp?

Đầu gối là một trong những vị trí phổ biến chịu ảnh hưởng của bệnh viêm xương khớp.

Đầu gối là một trong những vị trí phổ biến chịu ảnh hưởng của bệnh viêm xương khớp.

Mặc dù viêm xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.
Bàn tay: viêm xương khớp ở bàn tay có tính chất gia đình. Một người có mẹ hoặc bà ngoại bị viêm xương khớp ở bàn tay có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với người bình thường. Nguy cơ này ở phụ nữ cũng cao hơn so với nam giới và với hầu hết phụ nữ, viêm xương khớp bàn tay thường phát triển sau thời kỳ mãn kinh.
Đầu gối: Đầu gối là một trong các khớp thường bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp. Các triệu chứng của viêm xương khớp gối bao gồm đầu gối cứng, sưng, đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Bệnh có thể dẫn đến khuyết tật nếu không được điều trị.
Cột sống: viêm xương khớp ở cột sống biểu hiện qua các triệu chứng như bị cứng, đau ở cổ và lưng dưới. Trong một số trường hợp, những thay đổi liên quan đến viêm xương khớp ở cột sống có thể chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống dẫn đến ngứa ran, tê yếu ở tay hoặc chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh còn có thể ảnh hưởng tới chức năng bàng quang và ruột.

Viêm xương khớp ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày như thế nào?

Mức độ ảnh hưởng của viêm xương khớp là khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng nhưng phần lớn là các tổn thương khớp phát triển dần dần qua các năm. Ở một số người, viêm xương khớp là tương đối nhẹ và chỉ gây trở ngại nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Ngược lại ở những người bệnh khác, viêm xương khớp có thể rất nghiêm trọng, gây đau và tàn tật.
Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của khuyết tật thể chất ở người già.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ bị viêm xương khớp?

Giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các khớp, hạn chế thương tổn thêm, tăng khả năng vận động đồng thời cũng làm giảm nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các khớp, hạn chế thương tổn thêm, tăng khả năng vận động đồng thời cũng làm giảm nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Dưới đây là một số cách để giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể  khỏe mạnh: những người đang bị thừa cân hoặc béo phì cố gắng giảm cân. Giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các khớp, hạn chế thương tổn thêm, tăng khả năng vận động đồng thời cũng làm giảm nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe khác.  Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm cân.
  • Tránh chấn thương: gia tăng áp lực, vận động quá mức hay va chạm ở khớp đã từng bị tổn thương có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp.

Dấu hiệu cảnh báo viêm xương khớp là gì?

Dấu hiệu cảnh báo của viêm xương khớp bao gồm

  • Đau khớp
  • Sưng hoặc đau ở một hoặc nhiều khớp
  • Cứng khớp sau khi ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài
  • Có cảm giác lạo xạo hoặc tiếng xương chà xát lên nhau

Không phải ai bị viêm xương khớp có triệu chứng. Trong thực tế, chỉ có một phần ba những người được chẩn đoán bị viêm xương khớp qua chụp X quang bị đau hoặc có những triệu chứng khác.

Viêm xương khớp được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm duy nhất nào có thể chẩn đoán viêm xương khớp. Bác sĩ có thể áp dụng nhiều xét nghiệm khác nhau (khám lâm sàng, chụp X quang…) để xác định xem liệu viêm xương khớp có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau ở các khớp hay không.

Viêm xương khớp điều trị như thế nào?

Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng, giảm đau và giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng, giảm đau và giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Không có cách điều trị dứt điểm cho bệnh viêm xương khớp và cũng không có cách nào để đảo ngược tổn thương khớp. Tuy nhiên có một số phương pháp điều trị hiện nay giúp làm giảm triệu chứng:
Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất. Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng, giảm đau và giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
Chườm khăn ấm, tắm nước ấm sẽ giúp giảm đau tạm thời. Một số loại thuốc như  thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau và viêm do viêm xương khớp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 42  facebook.com/BVNTP

youtube icon 42  youtube.com/bvntp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *