Khớp ngón tay bị đau làm thế nào cho mau khỏi?

Nguyên nhân nào khiến khớp ngón tay bị đau?

Khớp ngón tay bị đau làm thế nào cho mau khỏi?

Viêm khớp ngón tay là một trong nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau khớp ngón tay. (ảnh minh họa)

Nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đau nhức khớp ngón tay là mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Sau đây là một số bệnh lý cơ xương khớp có thể khiến khớp ngón tay của bạn bị đau như:

 

Viêm khớp ở cổ, ngón tay

Là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là nhóm làm việc văn phòng. Viêm đa khớp dạng thấp ở cổ tay có tính đối xứng, người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay trái và đau cổ tay phải cùng một lúc.

 

Thoái hóa khớp cổ, ngón tay

Thoái hóa khớp ảnh hưởng tới bất kì khớp nào trong cơ thể, trong đó có cả khớp cổ tay. Triệu chứng và mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí khớp bị viêm và mức độ tiến triển của bệnh. Các khớp ngón tay bị thoái hóa sẽ gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay của bạn

.

Viêm bao gân cổ tay

Là do cổ tay thực hiện nhiều động tác phức tạp, các gân bám xương lộ ngay sát bề mặt da nên dễ bị tổn thương, gây đau và hạn chế vận động của cổ tay.

 

Hội chứng ống cổ tay

Còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa, là tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp. Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, thực hiện cách sống khoa học và hợp lý hơn.

 

Các chấn thương cổ tay

Đau gân cổ tay do bong gân, trật khớp ngón tay, trật cổ tay, giãn dây chằng cổ tay thường gặp nhiều ở các vận động viên, đôi khi bắt nguồn từ chấn thương trong sinh hoạt, gãy xương. Tốc độ phục hồi ở mỗi người sẽ khác nhau.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp ngón tay

tuổi già dễ bị đau khớp ngón tay

Tuổi tác là một trong những yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp. (ảnh minh họa)

Di truyền: Người thân trong gia đình mắc các bệnh về xương khớp thì nguy cơ bạn đau ngón tay, đau xương cổ tay có thể cao hơn so với những người khác.

Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cũng cao hơn hẳn.

Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn nam giới, trong đó có hiện tượng đau khớp ngón tay, cổ tay.

Đặc thù công việc: Công nhân, người làm nội trợ, nhân viên văn phòng hoặc người thường xuyên bê vác vật nặng rất dễ mắc phải đau nhức cổ tay, ngón tay.

Môi trường sống, thời tiết: Môi trường lạnh ẩm, thời tiết thay đổi thất thường cũng là tác nhân khởi phát tình trạng đau ngón tay, xương cổ tay.

 

Điều trị đau khớp ngón tay như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ năng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như dùng thuốc, tiêm, phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật khớp cổ, ngón tay.

  • Dùng thuốc uống

Với trường hợp khớp ngón tay chỉ đau khi làm việc nhiều hoặc nặng thì bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm nhẹ như Aspirin hoặc Ibuprofen. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế các hoạt động mạnh ở vùng tay để các khớp mau lành.

  • Dùng thuốc tiêm

Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Cortisone vào khớp ngón tay để giảm đau tạm thời (Cortisol là thuốc kháng viêm mạnh). Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng. Đồng thời, thủ thuật này cũng đi kèm nguy cơ nhiễm trùng khớp.

  • Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị viêm khớp ngón tay không can thiệp bằng phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được học cách làm dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu, bao gồm các phương pháp như nghỉ ngơi, giảm đau bằng nhiệt hoặc dùng thuốc thoa ngoài da. Các bài tập giúp làm giảm dẻo dai khớp cổ, ngón tay.

  • Phẫu thuật

Nếu khớp ngón tay bị thoái hóa nặng, gây ảnh hưởng đến các khớp hoặc khu vực lân cận, gây đau nhức,… Người bệnh có thể phải chỉ định thay khớp nhân tạo hoặc phẫu thuật để hàn xương (làm cứng khớp), tuy nhiên biện pháp này thường ít phải sử dụng nếu như người bệnh có ý thức thăm khám, luyện tập và điều trị bệnh sớm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 1023  facebook.com/BVNTP

youtube icon 692  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *