Mắt cá chân bị sưng nhưng không đau: vì sao?

Ít hoạt động thể chất

Cơ bắp không hoạt động trong thời gian kéo dài có thể gây ra huyết khối ở cẳng chân, thường xuyên dẫn đến rò rỉ chất lỏng vào mô mềm và sưng mắt cá chân. Đi ô tô hoặc ngồi máy bay đường dài cũng có thể dẫn tới tình trạng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Những người có nghề đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có thể phát triển bệnh sưng mắt cá chân, gọi là phù ngoại vi. Kéo dãn cơ bắp thường xuyên khi phải ngồi nhiều và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm sưng mắt cá chân do ít hoạt động.

Mang thai

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hàm lượng muối và nước duy trì góp phần làm sưng phù mắt cá chân do mang thai. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch chân thường dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm của mắt cá chân. Mặc dù sưng phù mắt cá chân thường là vô hại trong thời gian mang thai nhưng nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc sưng rất nghiêm trọng thì có thể đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng trong thai nghén.

Thừa cân và béo phì

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân. Mỡ cơ thể dư thừa làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, tăng áp lực trong các mạch máu và thúc đẩy sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm. Cơ thể ít vận động còn làm tăng thêm áp lực rong tĩnh mạch chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Giảm cân và tăng hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm bong gân mắt cá do khối lượng cơ thể thừa.

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.

Sưng mắt cá chân cũng gặp nhiều ở những người bị béo phì, thừa cân.

Suy tim

Mắt các chân sưng nhưng không đau là triệu chứng phổ biến ở những người bị suy tim ở mức độ từ vừa đến nặng. Khả năng bơm máu của tim suy yếu làm cho máu tụ lại ở chân và thận tích nước. Những yếu tố này thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Tình trạng sưng mắt cá chân đột ngột trở nặng có thể cho thấy suy tim đã tiến triển phức tạp.

Bệnh thận

Sưng mắt cá chân nhưng không đau là một triệu chứng phổ biến của bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Thận điều hoà khối lượng H2O và muối khoáng trong cơ thể. Bệnh thận thường gây ra tình trạng ứ nước và muối bất thường. Hạn chế tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm sưng phù mắt các chân tuy nhiên bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống cũng phải được thảo luận với bác sĩ điều trị.

Nguyên nhân khác

Một số bệnh khác có thể dẫn đến sưng mắt cá chân. Xơ gan hoặc suy gan có thể dẫn đến triệu chứng này do các cơ chế phức tạp dẫn tới việc cơ thể tích muối và nước. Suy dinh dưỡng nặng, đặc biệt với những trường hợp thiếu đạm, cũng có thể dẫn đến sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm ở chân dưới.
Suy giáp hoặc cường giáp cũng có thể gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân nhưng không đau. Phẫu thuật khung xương chậu hoặc điều trị phóng xạ ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu có thể dẫn đến mắt cá chân bị sưng phù do tổn thương hệ thống bạch huyết ở những khu vực này.

Cách xử lý

Trừ khi có một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mang thai hoặc vừa trải qua một chuyến đi dài ngày bằng ô tô hay máy bany, nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu bị sưng mắt cá chân. Mặc dù đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không nguy hiểm, một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị suy tim, thận hoặc gan và phát hiện thấy sưng phù mắt cá chân kèm theo hụt hơi, khó thở, chóng mặt, chóng mặt hoặc lú lẫn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *