Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp, cụ thể là ở phần khớp gối. Đây là nơi rất quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và giúp các hoạt động đi lại của chúng ta trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Khi khớp gối xuất hiện sự viêm nhiễm, xương khớp bị lão hóa dần sẽ dẫn tới xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp.

Căn bệnh này chủ yếu thường xuất hiện ở người cao tuổi, những người bị thừa cân, phụ nữ và người gặp các chấn thương ảnh hưởng tới đầu gối, cụ thể là ở phần khớp gối. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là bởi sự lão hóa ở các lớp sụn, khớp, xương có liên quan tới khớp gối. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xuất hiện do những tác nhân ngoại cảnh như: hoạt động các môn thể thao không đúng cách khiến phần khớp gối bị chấn thương, làm việc nặng nhọc quá sức, chế độ ăn uống thiếu khoa học nên không cung cấp đầy đủ chất nuôi dưỡng cho xương khớp, hoặc sử dụng các loại chất kích thích gây hại cho hệ xương khớp,…

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp, cụ thể là ở phần khớp gối

 

2. Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không? Cần kiêng những gì?

2.1. Giải đáp: Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?

Theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân có một phương pháp đi bộ đúng cách và phù hợp cơ địa thì khả năng cao sức mạnh của đôi chân cũng sẽ được củng cố thêm rất nhiều. Ngoài ra, hoạt động đi bộ còn có tác dụng tốt trong việc giúp giảm cân, hỗ trợ xây dựng lại xương khớp (bởi khớp gối sẽ dễ dàng hấp thụ hơn các chất dinh dưỡng khi được di chuyển hay kéo giãn).

Tuy nhiên, nếu có đi bộ thì bạn chỉ nên đi trong quãng đường ngắn, đồng thời trước khi đi cần tiến hành khởi động và xoa bóp khớp gối để khớp có thể thích nghi tốt hơn.

 

2.1. Vậy người mắc bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ với tần suất cao không?

Trong giai đoạn bệnh tình đã xuất hiện các cơn đau nhiều hơn thì việc tìm hiểu phương pháp đi bộ khoa học thì cũng nên được quan tâm. Việc đi bộ được xem là hoạt động cần thiết nhưng bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ với tần suất cao hay không?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, thời gian đi bộ phù hợp nhất cho mỗi người chính là vào buổi sáng và buổi chiều. Người bệnh không nên thực hiện đi bộ quá nhiều (khoảng từ 30 – 60 phút mỗi ngày tùy cơ địa) và có thể chia nhỏ khoảng thời gian đi bộ trong ngày ra từ 2, 3 lần. Khi đi bộ, người bệnh cần giữ tư thế thoải mái, chậm rãi và nhẹ nhàng, cố gắng giữ cho lưng thẳng đồng thời hít thở đều.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối tránh các bước chân quá dài, quá nhanh vì điều này sẽ tạo thêm áp lực vào sụn khớp, phần xương dưới sụn,… và dẫn tới tình trạng thoái hóa nặng hơn. Đặc biệt, nếu người bệnh thoái hóa khớp gối đang đi bộ mà xuất hiện các cơn đau nhiều, khớp bị sưng tấy, tâm lý cảm thấy không thoải mái,… thì cần tạm dừng việc đi bộ mà cần ngồi lại nghỉ ngơi.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Người bệnh nên thực hiện phương pháp đi bộ đúng cách và hợp lý

 

2.3. Người bị bệnh thoái hóa khớp gối cần kiêng những gì?

Thoái hóa khớp gối có một phần nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn do chế độ ăn uống không khoa học và hợp lý. Chính vì vậy, vấn đề dinh dưỡng của người bệnh phải luôn được đặt lên hàng đầu trong việc giúp ngăn ngừa thoái hoá. Hầu hết người bị thoái hóa khớp gối đều có thể ăn mọi loại thực phẩm miễn là đảm bảo đủ hàm lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể và phải hợp lý nhất đối với thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại khiến cho bệnh tình nặng hơn như:

– Những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ (như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán,…).

– Những loại đồ ăn quá mặn hoặc có chứa hàm lượng chất ngọt cao.

– Những thực phẩm có chứa nhiều purin (ví dụ như các loại nội tạng động vật).

– Những loại nước chứa các chất kích thích, các loại đồ uống có ga, có cồn,…

Bên cạnh việc cân bằng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì thì bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối cũng cần hết sức chú ý tới những hoạt động vận động mạnh có thể khiến cho bệnh tình của mình chuyển biến xấu đi. Cụ thể, người bệnh hãy hạn chế tối đa thực hiện các hoạt động quá mạnh, quá nặng. Đặc biệt, bạn cần lưu ý tới những hoạt động có tác động trực tiếp tới chân, đầu gối như: mang vác đồ đạc quá nặng, tập luyện các môn thể thao mạo hiểm, chạy bộ quá sức, luyện tập thể hình không đúng hướng dẫn bài bản,…

thoái hóa khớp có nên đi bộ hay không

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh

Có thể nói, việc luyện tập thể dục, thể thao luôn được xem là phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần chống lại mọi bệnh tật. Chính vì vậy, đối với người bị bệnh thoái hóa khớp gối cũng không ngoại lệ. Người bệnh có thể đi bộ tuy nhiên cần đi bộ sao cho đúng cách và không nên đi bộ quá nhiều.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 221  facebook.com/BVNTP

youtube icon 58  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *