Người bị viêm khớp mắt cá chân cần tránh 5 thói quen này

1. Triệu chứng ở người viêm khớp mắt cá chân thường gặp

Viêm khớp ở mắt cá chân là tình trạng khớp và mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng, sưng viêm. Hiện tượng sưng đỏ ở vùng mắt cá có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Bệnh thường đi cùng với các triệu chứng dễ nhận biết như:

– Đau nhức ở mắt cá chân, mức độ đau dữ dội theo từng đợt hoặc đau âm ỉ kéo dài.

– Sưng và ửng đỏ ở mắt cá chân, so sánh mắt cá ở 2 chân sẽ dễ thấy sự chênh lệch nhau. Khi dùng tay ấn vào vùng sưng có cảm giác cứng, đau và nóng ran.

– Cử động chân khó khăn. Đau nhức ở cổ chân, mắt cá chân nghiêm trọng hơn mỗi khi bước đi.

– Cứng khớp mắt cá chân nếu không vận động trong một thời gian dài. Tình trạng này thường xuất hiện khi mới ngủ dậy. Người bệnh phải nắn bóp và từ tử cử động mới có thể xuống giường đi lại được.

– Thường xuyên mệt mỏi, người bệnh có xu hướng ngại vận động.

viêm khớp mắt cá chân

Mắt cá chân sưng đau, gây khó khăn khi đi lại

 

2. Nguyên nhân gây bệnh?

Người cao tuổi có nguy cơ viêm khớp mắt cá chân cao hơn cả. Tuy nhiên, ở một vài đối tượng khác cũng có thể mắc bệnh nếu:

– Chấn thương mắt cá chân trong quá trình chơi thể thao: Bong gân là tai nạn phổ biến nhất, nó khiến khớp khớp ở mắt cá chân bị sưng phù, đau nhức.

– Thoái hóa khớp do tuổi tác: Hiện tượng này khiến các xương yếu đi, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Từ đó dẫn tới sưng viêm mắt cá chân, người bệnh có cảm giác đau nhức và ê buốt khi đi lại.

– Do yếu tố di truyền: Những người có ông bà, bố mẹ bị viêm khớp ở mắt cá chân thì  nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, tỷ lệ khoảng 11%.

– Bệnh gout: Bởi nguy cơ lắng đọng acid uric xung quanh sụn khớp lâu ngày cùng sự suy yếu của hệ miễn dịch khiếp khớp ở mắt cá chân bị sưng viêm, nóng khớp gây đau nhức.

hình ảnh sưng mắt cá chân

Bệnh gout có thể gây viêm khớp ở mắt cá chân

Ngoài ra một số bệnh lý khác và biến dạng xương khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh:

– Dị tật bẩm sinh

– Viêm khớp dạng thấp

– Tuần hoàn máu kém

– Chứng rối loạn máu (điển hình là máu khó đông)

 

3. Những thói quen cần tránh?

3.1. Viêm khớp mắt cá chân tránh đi đứng nhiều

Khi khớp ở mắt cá chân bị viêm, người bệnh cần hạn chế đi lại, đứng lâu trong khoảng 2 tuần đầu. Nếu đứng trong thời gian dài, sức nặng cơ thể sẽ dồn lên đôi chân khiến cho cơn đau thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, đi lại nhiều cũng khiến các triệu chứng đau nhức ở mắt cá chân nặng hơn. Bởi phần khớp mắt cá phải liên tục hoạt động, khi ấy bề mặt sụn và xương dưới sụn vốn tổn thương lại càng thêm bị bào mòn hơn.

 

3.2. Không nên đi giày chật/giày cao gót

Những đôi giày chật ních, giày cao gót là vật bạn cần tránh xa. Nếu đi giày không đúng kích cỡ sẽ khiến đôi chân bị bó buộc, các ngón chân và mắt cá chân bị chèn ép gây ra các cơn đau nhức. Trong khi đó, giày cao gót – đôi giày yêu thích của nhiều chị em phụ nữ lại mang nhiều nguy cơ có hại tới cơ xương khớp bàn chân. Đi giày cao gót thường xuyên làm tăng áp lục lên bàn chân, đồng thời cản trở lưu thông máu gây đau mỏi đôi chân.

Vì vậy, khi đã bị viêm khớp mắt cá chân, người bệnh cần hạn chế tối đa mang giày chật, giày cao gót để giảm áp lực cho khớp đang bị thương.

thoái hóa khớp ở mắt cá chân

Tránh đi giày cao gót khiến mắt cá chân đau nhức hơn

 

3.3. Hạn chế 1 số thực phẩm

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp rất cao.

Tình trạng béo phì trong thời gian dài càng khiến trọng lực cơ thể đè nặng lên các khớp, nhất là những khớp ở gối, ở bàn chân. Từ đó nó tác động xấu đến sụn và xương dưới sụn khi vận động

Do đó, những người bị viêm khớp mắt cá chân nên duy trì cân nặng hợp lý. Không nên ăn quá nhiều, tránh những món ăn như:

– Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

– Nội tạng độc vật

– Các đồ nhiều chất béo có hại

 

3.4. Tránh thói quen ngồi xổm, khoanh chân

Nhiều người thường có thói quen ngồi khoanh chân, ngồi xổm mà không biết rằng thói quen này gây hại tới cơ xương khớp chân nhiều tới mức nào. Với ngồi khoanh chân, mắt cá chân sẽ tì sát xuống sàn nhà và chịu một lực ép từ cơ thể phía trên xuống. Còn với ngồi xổm thì trọng lực cơ thể sẽ dồn xuống hai đôi chân, đặc biệt là cổ chân và bàn chân.

thói quen có hại cho xương khớp

Ngồi khoanh chân là thói quen xấu gây viêm khớp

3.5. Tránh luyện tập quá sức

Do đó, cách tốt nhất là chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức với cơ thể. Các bài tập được khuyến khích gồm: yoga, đi bộ, đạp xe,…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 218  facebook.com/BVNTP

youtube icon 54  youtube.com/bvntp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *