Nguyên nhân gai cột sống và cách phòng ngừa

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương trên cột sống

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương trên cột sống

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương (gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp.

Gai xương là tình trạng các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương. Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.

Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh gai cột sống càng lớn, đặc biệt là lứa tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ. Đối tượng dễ bị gai cột sống là những người già, người lao động nặng, dân văn phòng, phụ nữ ở tuổi mãn kinh,…

2. Nguyên nhân gai cột sống

Dù ở bất kỳ vị trí nào thì gai cột sống cũng do 3 nguyên nhân chính gây ra:

Người mắc bệnh gai cột sống thường có cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

Người mắc bệnh gai cột sống thường có cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

2.1. Viêm khớp cột sống mạn tính

Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu dần phần sụn này dần bị hao mòn khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì khiến hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Lúc này cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục tình trạng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương

2.2. Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống

Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống chẳng hạn: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa.

2.3. Chấn thương

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, lúc này phản ứng của cơ thể nhằm sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Lúc này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả

Người gai cột sống cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi gai cột sống

Người gai cột sống cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi gai cột sống

Hãy áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa bị gai cột sống:

  • Hạn chế khuân vác nặng nhọc. Tránh chấn thương và các tư thế dẫn đến chấn thương vùng cột sống do chơi thể thao, mang vác hoặc tai nạn,…
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu như bị béo phì nhằm giảm tải lực đè lên cột sống.
  • Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo. Không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích khác.
  • Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế.
  • Tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những môn thể thao quá sức, chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon  facebook.com/BVNTP

YouTube icon  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *