Thoái hóa khớp gối có đặc điểm đau, đau có tính chất cơ học, đau khi đi lại hay vận động, giảm đau khi nằm nghỉ. Triệu chứng thoái hóa khớp gối gồm: đau tại khớp, với tính chất đau về chiều, về đêm, đau từng đợt rồi giảm và hết đau, một thời gian sau lại xuất hiện đợt đau khác; có tiếng lạo xạo, lục cục khi vận động khớp gối, có thể có tràn dịch khớp gối.
Sau một thời gian bị bệnh, tổn thương tiến triển nên người bị hạn chế vận động khớp gối; trường hợp nặng gây teo cơ, giảm trương lực cơ cẳng chân, cơ đùi, khó khăn trong đi lại. Hư khớp gối người bệnh đau khi đi lại, gấp chân, không đi xa được, sưng khớp có nước, đau khi ngồi xổm, thậm chí phải nằm liệt giường.
1. Do chấn thương
Thường là do tai nạn giao thông hay va đập làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương có thể làm tổn thương sụn khớp hoặc do sau khi bị chấn thương không được điều trị đúng cách, dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp từ từ, đây là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nghiêm trọng.
2. Béo phì, thừa cân
Dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, mất cân đối khiến sụn khớp nhanh quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian.
3. Do sử dụng thuốc
Trong đó sử dụng thuốc corticoide không đúng cũng có thể gây thoái hóa khớp gối, hư khớp gối.
4. Nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối khác như bệnh lý bẩm sinh, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết, uống bia quá nhiều, ăn các chất béo, đồ ăn nhanh…
Khi mới khởi phát bệnh khớp gối chưa hư, chưa thương tổn nhiều, thường bệnh nhân chỉ có cảm giác đau thoáng qua, đau khi đi lại hoặc sáng ngủ dậy thấy đau nên thường không đi khám. Qua giai đoạn hai thương tổn nặng hơn, dịch khớp khô nhiều hơn, người bệnh có dấu hiệu khó khăn khi lên cầu thang, khi đi bộ đau nhiều hơn, đau liên tục, không tự thuyên giảm, phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, lúc này bệnh đã phát triển mạnh hơn, khó điều trị.
Đến giai đoạn thương tổn mô dưới sụn, hẹp khe khớp (do dịch khớp bên trong đã hao mòn quá nhiều) thì sự cọ xát của các đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây đau, đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn khớp gối. Lúc này bệnh nhân đau liên tục, rất khó chịu, đêm nằm cũng nhức, đi lại cũng nhức, ngồi xổm, cúi xuống thấy đau, lên cầu thang không nổi do tình trạng khô khớp gối. Người bệnh đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, nghe tiếng kêu lục cục, rột roạt trong khớp. Lâu ngày trục chi bị biến dạng rất nặng, người bệnh đi lại rất khó khăn, hạn chế các vận động trong sinh hoạt…
Việc điều trị cần phải kiên trì kết hợp rèn luyện tư thế, vận động, dinh dưỡng và các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu. Người bệnh nên đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tùy vào nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện là một địa chỉ khám và điều trị bệnh các bệnh về cơ xương khớp uy tín hiện nay. Với phương pháp điều trị mới nhất, công nghệ điều trị tiên tiến nhất và được điều trị trực tiếp bởi các bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm đảm bảo mang lại sức khỏe hài lòng cho người bệnh.