Viêm gân cơ
Viêm gân cơ có thể do rách hoặc thoái hóa. Hiện tại chưa có nhiều bằng chứng để xác định chắc nguyên nhân gây ra viêm gân nhưng nhiều nghiên cứu quan sát thấy chấn thương bắt đầu quá trình dẫn đến viêm gân cơ.
Triệu chứng
- Đau do chấn thương hoặc tập luyện;
- Cảm giác yếu tại vùng bị tổn thương;
- Khó di chuyển;
- Cảm giác được tiếng của gân cơ khi di chuyển;
- Sưng tấy;
Yếu tố nguy cơ
- Chạy, nhảy;
- Tư thế không đúng khi hoạt động thể chất;
- Chơi thể thao không đúng kỹ thuật;
- Tập thể dục quá sức;
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ khám bệnh và đề nghị thêm siêu âm, chụp X-quang nếu cần.
Điều trị
Nghỉ ngơi sẽ là lời khuyên đầu tiên. Bác sĩ có thể kết hợp thêm vật lý trị liệu và thuốc kháng viêm trong thời gian ngắn. Trong trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.
Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng đau và sưng ở khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau và được chia vào một số nhóm tiêu biểu sau:
- Viêm- thoái hóa xương khớp;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Gout;
- Nhiễm trùng khớp;
Triệu chứng
- Đau, sưng và cứng khớp ;
- Không thể sử dụng các khớp;
- Mệt mỏi, khó ngủ;
- Cơn đau trở nên nặng nề và dai dẳng hơn;
Các triệu chứng của viêm khớp trong bệnh gút và viêm khớp dạng thấp, có thể gặp:
- Đau và cứng khớp kéo dài vào buổi sáng;
- Đau cả khi không sử dụng khớp;
- Đau tăng dần theo thời gian hoạt động khớp;
Yếu tố nguy cơ
- Tăng dần theo tuổi;
- Giới tính nữ;
- Chấn thương trước đó;
- Béo phì;
Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp:
- Giới tính nữ;
- Yếu tố môi trường như thời tiết hoặc thói quen hút thuốc;
- Có tính di truyền;
Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút:
- Liên quan đột biến gen;
- Ứ đọng axit uric máu;
- Giới tính nam;
- Tăng dần theo tuổi;
- Bệnh thận mạn;
- Nghiện rượu;
- Sử dụng thuốc lợi tiểu;
- Người già;
- Cơ địa suy giảm miễn dịch;
- Tiểu đường;
- Gắn khớp giả;
- Mắc viêm khớp dạng thấp;
- Tiêm thuốc vùng khớp kéo dài;
Chẩn đoán
Điều trị
Các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo loại viêm khớp của bệnh nhân.
Viêm- thoái hóa khớp
Vật lý trị liệu, châm cứu, chế độ ăn có thể là lựa chọn điều trị đầu tiên để giảm đau và các triệu chứng trong viêm- thoái hóa khớp. Bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng viêm nếu cần. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật thay khớp được cân nhắc.
Viêm khớp dạng thấp
Thuốc kháng viêm là lựa chọn điều trị chính cho bệnh.
Bệnh gút
Thuốc kháng viêm giúp giảm đau và khiến bệnh gút dễ kiểm soát hơn. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid. Bệnh gút tái phát hoặc bệnh thận mãn tính có thể cần dùng thuốc làm giảm axit uric trong cơ thể.
Nhiễm trùng khớp
Kháng sinh và dẫn lưu dịch khớp nhiễm trùng là lựa chọn thường gặp trong điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Trật khớp
Trật khớp háng, khớp gối hoặc mắt cá chân có thể gây đau hông và chân. Nguyên nhân thường gặp là chấn thương trong các hoạt động thể chất như chạy, nhảy hoặc chơi thể thao. Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động cũng là nguyên nhân thường gây trật khớp.
Triệu chứng
- Nghe thấy “lộp cộp” khi di chuyển sau chấn thương;
- Đau ngay sau chấn thương;
- Cảm giác khớp háng lỏng;
- Triệu chứng của trật khớp gối:
- Đau;
- Xoay gối xa so với bên bình thường;
- Sưng mô mềm quanh gối;
Triệu chứng của trật mắt cá chân:
- Đau và dị cảm;
- Dập, rách mô mềm quanh khớp;
- Yếu tố nguy cơ
- Các môn thể thao hoạt động mạnh;
- Tham gia các hoạt động có nguy cơ té ngã;
- Béo phì;
Chẩn đoán
Bác sĩ khám bệnh và đề nghị các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang để kiểm tra vùng tổn thương và mức độ nặng của bệnh.
Điều trị
Các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình có thể nắn khớp trở về bình thường. Trong một số trường hợp, trật khớp kèm gãy xương có thể cần phẫu thuật.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm túi dịch nhỏ đệm giữa xương, cơ, gân và dây chằng ở khớp. Việc tăng áp lực lên khớp gối thời gian dài là nguyên nhân thường gặp, ngoài ra các chuyển động lặp đi lặp lại ở khớp cũng có thể gây viêm bao hoạt dịch.
Triệu chứng
- Đau khi chạm vào túi hoạt dịch ở khớp;
- Giảm khả năng vận động khớp;
- Sưng nóng vùng da quanh túi hoạt dịch;
Yếu tố nguy cơ
- Các hoạt động tăng áp lực lên khớp;
- Các môn thể thao hoặc các hoạt động liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại ở khớp;
- Giới tính nữ;
- Béo phì;
Chẩn đoán
Bác sĩ khám bệnh và chỉ định xét nghiệm cũng như phương tiện hình ảnh để loại trừ các bệnh lý khác ở khớp.
Điều trị
Viêm bao hoạt dịch thường tự khỏi. Cần tránh tăng áp lực lên vùng khớp tổn thương. Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen làm giảm triệu chứng đau. Đôi khi bác sĩ chỉ định thuốc kháng viêm hoặc thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc yếu ở chân mà dây thần kinh bị tổn thương do dây thần kinh viêm hoặc chèn ép.
Triệu chứng
- Đau dọc theo cột sống và lan xuống hông, chân;
- Đau hoặc cảm giác bứt rứt ở mông;
- Yếu hoặc nặng ở một chân;
Yếu tố nguy cơ
- Nghề nghiệp như khuân vá, lái xe, nghề thường xuyên chịu vật nặng;
- Thoát vị đĩa đệm;
- Co thắt và viêm cơ lưng- chậu;
Chẩn đoán
Bác sĩ khám bệnh và chẩn đoán dựa trên triệu chứng đau. Nếu cơn đau dữ dội hoặc đã kéo dài từ 6-8 tuần, bác sĩ đề nghị xét nghiệm hình ảnh để loại bệnh lý nguy hiểm khác gây đau lưng và xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Điều trị
Điều trị tại nhà bằng cách:
- Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh để giảm viêm;
- Tránh các hoạt động gây đau;
- Thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng;
- Chọn môn thể thao như bơi lội và đi bộ;
- Nâng vật nặng đúng kỹ thuật;
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Kết hợp vật lý trị liệu cũng là phương pháp phối hợp điều trị và làm giảm triệu chứng đau.
Tổng kết
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng hông và chân. Đa phần có thể tự khỏi hoặc điều trị khỏi, nhưng bạn cần nhập viện nếu triệu chứng đau nặng hơn và liên tục.