Nguyên nhân gây nên bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn
Đa số các trường hợp mắc phải do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vàng thông qua các vết thương, vết mụn trên da gây nên. Ngoài ra, viêm cơ nhiễm khuẩn có thể do các vi khuẩn khác như: liên cầu, não mô cầu, lậu cầu, phế cầu, gram âm…
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
– Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
– Bệnh nhân bị đái tháo đường.
– Người sử dụng thuốc corticoid kéo dài.
– Có các tổn thương trên da, mụn nhọt…
Triệu chứng của viêm cơ nhiễm khuẩn
Các biểu hiện của bệnh khá rõ ràng và dễ nhận biết. Người bệnh ban đầu sẽ có các dấu hiệu của hội chứng nhiễm khuẩn:
– Đau sưng, căng da, đỏ da tại vùng cơ bị viêm. Viêm cơ ở một hoặc nhiều vùng cơ.
– Sốt cao, khô môi, rét run, hơi thở có mùi.
Càng về sau, các biểu hiện bệnh càng rõ ràng.
– Tại chỗ: Vùng cơ tấy lên, phù nề, đỏ da và chứa nhiều mủ bên trong. Đau các vùng lân cận. Không duỗi được chân / tay có cơ bị bệnh.
– Toàn thân: Sốt liên tục, sút cân, mệt mỏi.
Nếu không điều trị bệnh kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như viêm khớp, sốc nhiễm khuẩn, suy thận.
Cách điều trị bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn
Khi có dấu hiệu bị viêm cơ nhiễm khuẩn, cần đi khám để được chẩn đoán và chỉ định biện pháp chữa trị hợp lí.
– Nghỉ ngơi nếu bệnh gây đau nhiều, ảnh hưởng tới vận động.
– Chọc mủ kết hợp dùng thuốc.
– Thuốc kháng sinh: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Sử dụng ngay khi phát hiện bệnh để ngăn chặn các tổn thương trên cơ. Các thuốc thường dùng:
+ Bệnh do tụ cầu vàng: vancomycin. Nếu bị suy giảm miễn dịch, có thể dùng cả carbapenem.
+ Bệnh do vi khuẩn kỵ khí: clindamycin.
+ Kháng sinh khác: oxacilin, nafcilin, cefazolin, moxifloxain, linezolid…
– Dùng thuốc điều trị triệu chứng:
+ Thuốc hạ sốt.
+ Thuốc giảm đau.
+ Thuốc kháng viêm, chống sốc nhiễm khuẩn.
– Thuốc nâng cao sức đề kháng, vitamin.
– Điều trị triệt để các biến chứng.
Cách phòng bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn
Từ những nguyên nhân gây bệnh, có thể áp dụng các cách phòng tránh bệnh như sau:
– Điều trị sớm và triệt để các mụn nhọt và tổn thương trên da. Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là các vết thương hở. Không nặn, chọc mụn để tránh nhiễm khuẩn.
– Chữa trị hợp lí bệnh đái tháo đường.
– Sử dụng corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
Đi khám khi có các dấu hiệu bệnh để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện có các bác sĩ tận tâm và giàu kinh nghiệm, có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp ở người lớn và một số bệnh của trẻ em. Bên cạnh đó, thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến đạt chuẩn quốc tế cũng giúp nhanh chóng phát hiện các tình trạng bệnh lý. Vì thế, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và chữa trị bệnh tại đây.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh