Viêm cơ vân là gì?

Đặc điểm của cơ vân

Cơ vân chiếm 50% khối lượng của cơ thể. Một cơ vân được tạo nên bởi sự liên kết của hàng triệu sợi cơ nhỏ. Chúng có thể là cơ dọc hoặc cơ ngang và phân bố xung quanh xương trên khắp cơ thể. Các sợi cơ này đều liên kết với dây thần kinh.

Cơ vân là một phần quan trọng trong hệ cơ

Cơ vân là một phần quan trọng trong hệ cơ

Cơ vân có tính đàn hồi tốt và giúp cơ thể cũng như bộ khung xương được an toàn hơn với các va chạm mềm. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị tổn thương bởi chính những tai nạn đó.

Viêm cơ vân là gì?

Viêm cơ vân là tình trạng các cơ vân vì một hoặc nhiều lý do nên bị tổn thương. Và do tính chất lan rộng của chúng mà tạo nên tình trạng viêm cơ nhiều người gặp phải.

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau nhức vùng cơ, tê mỏi và khó vận động. Càng để lâu thì cơn đau càng dữ dội, thậm chí gây sưng tím. Tuy là bệnh tự miễn nhưng nếu không được giữ gìn đúng cách, viêm cơ vân có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ vân

Các nguy cơ gây nên viêm cơ vân có thể là:

– Thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến tế bào cơ bị yếu, phát triển kém, dễ mắc bệnh.

– Chấn thương trực tiếp tại mô mềm.

Chấn thương gây viêm cơ vân

Chấn thương gây viêm cơ vân

– Di chứng của các chấn thương trước đó không được điều trị triệt để gây nên tình trạng viêm mạn tính tái phát nhiều lần.

– Các bệnh lý về xương khớp như đau xương, viêm khớp, thấp khớp, viêm xương… kéo theo tình trạng đau và viêm ở các cơ, dây chằng và gân xung quanh.

– Tuổi cao thì sức đề kháng giảm, chức năng tế bào suy yếu và thường xuyên bị mắc các bệnh cơ xương khớp hơn cả.

Cách phòng tránh bệnh viêm cơ vân

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng viêm cơ vân vẫn cần được phòng tránh để duy trì một sức khỏe dài lâu.

– Xoa bóp, mát xa cơ thể thường xuyên để giúp tế bào cơ thư giãn.

Mát xa, xoa bóp vùng cơ là cách phòng tránh viêm cơ vân hiệu quả

Mát xa, xoa bóp vùng cơ là cách phòng tránh viêm cơ vân hiệu quả

– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: đi bộ, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… để cơ thể trở nên dẻo dai và mạnh khỏe hơn.

– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, kết hợp giữa thịt cá trứng sữa với rau xanh và trái cây để các chất trong cơ thể cân bằng.

– Điều trị triệt để các bệnh lý và chấn thương cơ xương khớp.

– Tránh va chạm mạnh vùng mô mềm.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh

– Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 11  facebook.com/BVNTP

youtube icon 11  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *