Viêm khớp đầu gối là tình trạng lớp sụn bị hao mòn dẫn đến sưng đau nhức khớp, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh để quý vị chủ động thăm khám và phòng ngừa.
1. Thế nào là bệnh viêm khớp đầu gối?
Viêm khớp đầu gối, hay được gọi là viêm khớp gối, là tình trạng viêm nhiễm của 1 hoặc 2 bên đầu gối, làm phá huỷ sụn khớp khiến bệnh nhân có biểu hiện đau nhức, sưng đầu gối, gây khó khăn khi đi lại.
Viêm khớp gối được chia ra nhiều dạng trong y học, đó là:
– Thoái hoá khớp gối: Bệnh xảy ra khi các sụn khớp bị hao mòn tự nhiên trong quá trình cơ thể lão hoá, thưởng phổ biến ở người cao tuổi (trên 50 tuổi).
– Viêm khớp dạng thấp: Được coi là bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ xương khớp, bao gồm cả khớp gối. Bệnh ở thể nhẹ và dần tự khỏi nếu người bệnh chịu khó vận động nhiều.
– Viêm khớp phản ứng: Bệnh xuất hiện khi hệ tiết niệu – sinh dục hoặc hệ tiêu hoá bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến khớp đầu gối, mắt cá chân và bàn chân.
– Viêm khớp vảy nến: Là một loại viêm khớp mãn tính, xảy ra ở những người mắc bệnh vảy nến. Bệnh có thể phá huỷ khớp dẫn đến mất chức năng vận động và tàn phế suốt đời.
– Bệnh gout: Bệnh gây sưng đỏ, nóng rát ở các khớp.
Viêm khớp gối thưởng phát triển âm thầm và ít có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Bệnh có 4 giai đoạn chủ yếu, bao gồm:
– Giai đoạn sớm: Sụn khớp bị tổn thương nhẹ và chưa có biểu hiện rõ ràng.
– Giai đoạn nhẹ: Sụn mỏng dần, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
– Giai đoạn giữa: Người bệnh đi lại khó khăn do sụn bị tổn thương nặng nề.
– Giai đoạn nặng: Xương sụn đã bị vỡ hoặc không còn, 3 xương chính chồng lên nhau. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng hoặc bại liệt.
1.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm khớp đầu gối
Viêm khớp gối xảy ra do một số nguyên nhân chính sau:
– Do chấn thương: Chấn thương trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn như rách sụn, nứt xương, đứt dây chằng…tại khớp gối, nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp.
– Do viêm nhiễm khuẩn: bệnh thường xuất hiện khi sau 1 đợt nhiễm trùng cấp ở các bộ phận khác
– Rối loạn tự miễn: Bệnh có thể xảy ra khi cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công vào mô liên kết trong khớp, dẫn đến sưng viêm khớp.
– Thiết dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, dẫn đến sự thoái hoá, ăn mòn và dễ bị tổn thương của các khớp xương.
– Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tốc độ lão hoá xương càng nhanh
– Thừa cân, béo phì: gây áp lực nặng lên khớp gối, để lâu ngày dễ xảy ra viêm khớp
1.2. 5 dấu hiệu cảnh báo không nên chủ quan đối với viêm khớp đầu gối
Viêm khớp gối, thực tế, không phải là bệnh nguy hiểm. Song, triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên lưu ý để kịp thời thăm khám và chữa trị, trước khi bệnh biến chứng nặng.
– Đau khớp: Đây là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc chứng viêm khớp. Lúc đầu, cơn đau thường âm ỉ, xảy ra đột ngột không báo trước. Đôi khi cơn đau xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc buổi đêm.
– Sưng đỏ khớp: Tình trạng nhiễm trùng lâu gây tích tụ nhiều chất lỏng, dẫn đến sưng đỏ khớp.
– Khớp phát ra tiếng kêu khi vận động: Khi sụn khớp bị ăn mòn, mỏng dần và biến mất, các xương khớp sẽ cọ xát vào nhau gây ra âm thanh mỗi khi bạn vận động.
– Cứng khớp: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm khớp.
– Chi dưới tê yếu: Khi bệnh viêm khớp gối bước vào giai đoạn nặng sẽ gây tê yếu chi dưới, teo cơ, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động đi lại của người bệnh.
Vì vậy, nếu thấy bản thân có những triệu chứng cảnh báo trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để kịp thời thăm khám và chữa trị.
2. Mách nhỏ mẹo phòng tránh bệnh
Bệnh viêm khớp gối hiện trở thành một trong những bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng bệnh và hạn chế bệnh xảy ra, bạn nên:
– Không tăng cân quá nhanh sẽ gây áp lực lên đầu gối.
– Hạn chế khuân vác vật nặng hoặc vận động quá mạnh.
– Bổ sung canxi và các chất tốt cho sụn khớp trong thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa quá trình lão hoá xương sớm.
– Tập thể dục thường xuyên để linh hoạt xương khớp, tránh cứng khớp.
– Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển sụn khớp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh