Rối loạn tiền đình là tình trạng khá phổ biến, gây ra cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng và khó chịu. Thay vì phụ thuộc vào thuốc nhiều người lựa chọn các phương pháp tự nhiên để giảm nhẹ triệu chứng này. Nếu bạn đang tìm kiếm cách cải thiện tình trạng của mình mà không cần dùng thuốc, bài viết này TrilieuPT sẽ giới thiệu 5 mẹo đơn giản để chữa rối loạn tiền đình nhưng hiệu quả, không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Cân bằng chế độ ăn uống
Người bị rối loạn tiền đình nên chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Một thực đơn hợp lý, giàu chất xơ và vitamin sẽ giúp cải thiện triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi có lợi cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp tăng sức đề kháng. Bạn nên ăn nhiều bông cải xanh, rau chân vịt, đậu bắp, măng tây, bí đỏ, cà chua. Trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt cũng rất tốt.
- Vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh và ổn định tiền đình:
- Vitamin B3 (axit folic): có trong rau lá xanh, nước cam, đậu trắng, lạc.
- Vitamin B6: giúp giảm chóng mặt, buồn nôn. Bạn có thể tìm thấy trong cá, thịt gà bỏ da, chuối, táo, bơ, đu đủ, ngũ cốc, các loại hạt.
- Vitamin C: tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm mệt mỏi. Có nhiều trong kiwi, cam, chanh, dứa, bưởi, cải xoăn, súp lơ, ớt chuông.
- Vitamin D: hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Có trong trứng, sữa, cá, thịt, đậu các loại và ngũ cốc.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ làm triệu chứng trở nên nặng hơn:
- Cà phê, nước tăng lực: có thể gây ù tai, khó ngủ.
- Rượu, bia: ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ tiền đình.
- Thuốc lá: làm giảm tuần hoàn máu đến tai trong.
- Thức ăn nhiều chất béo xấu: như mỡ động vật, bánh kem, sữa dừa, dễ làm tăng cholesterol.
Thay đổi thói quen ăn uống không quá khó, chỉ cần bạn kiên trì. Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống mỗi ngày.

Điều chỉnh thói quen sống
Nếu bạn đang gặp vấn đề với rối loạn tiền đình, hãy bắt đầu thay đổi từ những thói quen nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Những điều tưởng đơn giản lại có thể giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Dành chút thời gian để đi bộ, đạp xe chậm, tập yoga hay dưỡng sinh. Những bài tập này giúp khí huyết lưu thông, tinh thần thư giãn hơn.
Tập các bài dành riêng cho tiền đình. Một số động tác cho mắt, đầu hoặc toàn thân sẽ hỗ trợ cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giảm chóng mặt hiệu quả.
Hạn chế đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Đừng thay đổi tư thế đột ngột vì dễ gây chóng mặt, mất thăng bằng, thậm chí ngã.
Chọn gối vừa tầm khi ngủ. Gối quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến máu lên não, có thể khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy.
Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Hãy ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh bỏ bữa và đừng thức khuya. Một cơ thể khỏe giúp tinh thần tỉnh táo hơn.
Đừng ngồi yên quá lâu. Nếu làm việc nhiều giờ liền, hãy đứng lên, đi lại hoặc thay đổi tư thế mỗi 1–2 tiếng.
Nếu thấy choáng, hãy dừng lại ngay. Ngồi xuống hoặc nằm nghỉ một lúc để cơ thể hồi phục, tránh cố gắng khiến tình trạng nặng hơn.
Thay vì chỉ dựa vào thuốc, bạn có thể tự giúp mình bằng cách điều chỉnh lối sống. Kiên trì một chút mỗi ngày, cơ thể sẽ từ từ khỏe lên rõ rệt.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Một số nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy bấm huyệt có thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Phương pháp này tập trung vào các huyệt như Bách Hội, Phong Trì, Phong Phủ, Thái Dương. Khi day ấn đúng cách, người bệnh có thể thấy giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai.
Bạn có thể tự thực hiện bằng cách dùng đầu ngón tay day nhẹ tại các điểm huyệt. Mỗi lần khoảng 1–2 phút, lặp lại 2–3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, massage vùng đầu, mặt, sau tai, cổ và vai gáy cũng giúp thư giãn. Các động tác đơn giản như xoay tròn, vuốt nhẹ theo chiều huyệt đạo có thể làm dịu cảm giác quay cuồng, khó chịu. Một số động tác bấm huyệt như:
- Bấm huyệt trán chữa rối loạn tiền đình
Để giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình, bạn có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt tại vùng trán. Dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào điểm giữa hai lông mày, sau đó vuốt nhẹ lên trên trán và lan sang hai bên thái dương.
Tiếp theo, nghiêng đầu người bệnh sang một bên, bấm từ trung tâm trán sang thái dương theo chiều nghiêng của mặt. Sau đó, đưa ngón tay vòng qua tai và kéo xuống cổ. Lặp lại tương tự cho bên còn lại. Lưu ý, khi thực hiện, hãy dùng lực vừa phải để người bệnh cảm thấy thoải mái, không gây đau đớn.
- Xoa bóp vùng đầu giúp giảm chóng mặt và nhức đầu
Một phương pháp đơn giản khác là xoa bóp vùng đầu. Đặt tay mở như chiếc lược, chải nhẹ theo chiều dọc rồi ngang trên da đầu. Lúc này, hãy kéo nhẹ chân tóc để kích thích các mạch máu.
Sau đó, dùng đầu ngón tay gõ nhẹ lên trán và các vùng xung quanh đầu. Đan hai bàn tay lại, vỗ nhẹ từ trán ra thái dương, rồi vòng quanh đầu để kích thích tuần hoàn máu. Cách này sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm bớt căng thẳng và cải thiện tình trạng chóng mặt.
- Ấn huyệt ổ mắt chữa hoa mắt, chóng mặt
Ấn huyệt ổ mắt là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm hoa mắt và chóng mặt. Dùng hai ngón cái ấn nhẹ vào vùng hốc mắt, giữ khoảng vài giây rồi kéo tay theo đường chéo lên phía đuôi lông mày.
Tiếp tục kéo tay lên đến đỉnh đầu, giữ thẳng đường chéo từ hốc mắt đến đỉnh đầu. Thực hiện động tác này lặp lại khoảng 10 lần để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
- Bấm huyệt và xoa bóp tai để thư giãn
Bấm huyệt tai cũng là một cách hiệu quả giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào điểm cách đuôi mắt khoảng 2cm, rồi di chuyển tay nhẹ nhàng quanh vành tai, xoa lên xuống ở cả phía trước và sau tai. Động tác này giúp thư giãn các cơ xung quanh tai, giảm bớt căng thẳng ở vùng đầu và cổ. Thực hiện đều đặn để cải thiện tình trạng chóng mặt và ù tai.
- Lưu ý khi thực hiện các bài tập bấm huyệt
Khi thực hiện các bài tập bấm huyệt và xoa bóp, bạn nên lặp lại mỗi động tác khoảng 20-30 lần để đảm bảo hiệu quả. Duy trì lực ấn nhẹ nhàng, không quá mạnh để tránh gây đau.
Nếu phát hiện những điểm đau cụ thể trên cơ thể, bạn có thể tập trung vào những vùng này để day nhẹ giúp giảm căng thẳng. Mỗi buổi thực hiện các động tác này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tỉnh táo và giảm các triệu chứng chóng mặt.

Thực hiện bài tập vẩy tay để giảm chóng mặt
Bài tập vẩy tay có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giúp thải độc cơ thể và giảm chóng mặt, đặc biệt hữu ích cho người mắc chứng rối loạn tiền đình. Để thực hiện, làm theo các bước dưới đây:
- Đặt lưỡi cong lên, chạm vào nướu răng hàm trên, đồng thời giữ mắt nhìn thẳng.
- Đứng thẳng người, hai bàn chân rộng bằng vai. Các ngón chân khép lại, giữ vững trên mặt đất. Đảm bảo đùi và bắp chân căng, xương mông thẳng.
- Giơ hai tay lên trước mặt, tạo góc 30 độ với cơ thể. Các bàn tay song song với mặt sàn, ngón tay khum lại, khép kín.
- Thả lỏng tay, vẩy mạnh về phía sau. Khi vẩy, giữ cơ thể tạo góc 60 độ. Đánh tay thật chặt, kết hợp nhíu hậu môn để hoàn thành một lần vẩy tay.
Lời khuyên khi tập luyện: Thực hiện bài tập này hai lần mỗi ngày, tránh tập khi bụng đói. Mới bắt đầu, bạn có thể vẩy tay từ vài trăm lần mỗi buổi. Khi quen dần, tăng dần lên 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút. Lưu ý chọn không gian yên tĩnh để cơ thể thư giãn, tạo sự thoải mái cho tinh thần.
Ngâm chân điều trị rối loạn tiền đình
Sử dụng hương liệu tự nhiên như trà xanh, gừng, sả trong nước ấm khoảng 45 độ sẽ giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe. Để đạt hiệu quả tốt nhất, làm theo những bước sau:
- Massage nhẹ nhàng đôi chân trong khi ngâm để dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào cơ thể.
- Thực hiện vào khoảng 9 giờ tối, mỗi lần ngâm chân kéo dài 15 phút. Tránh ăn trong vòng một tiếng trước khi ngâm.
- Nếu cơ thể ấm dần, nghĩa là bài thuốc đã phát huy tác dụng.
- Nên ngâm chân trong chậu hoặc thùng gỗ. Gỗ giúp giữ nhiệt lâu và tăng hiệu quả của hương liệu.
- Sau khi ngâm, lau khô chân để tránh cảm giác ẩm ướt, giúp chân thoải mái.
Với 5 mẹo chữa rối loạn tiền đình trên, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên áp dụng những phương pháp trên để cải thiện sức khỏe lâu dài.