Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn có gì?

1. Người bệnh cần biết gì trước khi thực hiện điều trị viêm khớp dạng thấp (VKDT)?

Để hiểu rõ về phác đồ trị VKDT, trước hết cần có những nhận định tổng quan về căn bệnh này.

 

1.1. Những nhận định chung về VKDT

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, thể hiện tổn thương ở khớp, ngoài khớp và toàn thân. Đi kèm là cơn đau nhức, sưng đỏ, khó chịu. Bệnh mang những hệ quả xấu cho khớp và suy giảm khả năng vận động của người bệnh.

Vì là bệnh mãn tính, diễn biến phức tạp và không có nguyên nhân rõ ràng, nên việc chữa VKDT là cả một quá trình lâu dài. Trong đó, bệnh nhân cần tích cực điều trị ngay từ giai đoạn đầu theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với lối sống tích cực, khoa học.

Người bệnh cần biết gì trước khi thực hiện điều trị viêm khớp dạng thấp (VKDT)

VKDT mang những hệ quả xấu cho khớp và suy giảm khả năng vận động của người bệnh

 

1.2. Nguyên tắc xây dựng nên phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Tùy theo mức độ viêm của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Để xây dựng được phác đồ trị VKDT phù hợp, chuyên gia sẽ dựa trên một số nguyên tắc như sau:

– Đảm bảo bệnh nhân được điều trị toàn diện, tích cực, lâu dài, thường xuyên theo dõi

– Sử dụng thuốc chống thấp cơ cơ bản hay nhóm thuốc DMARDs kinh điển, giúp ổn định bệnh lý và điều trị kéo dài

– Sử dụng thuốc sinh học DMARDs nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh. Trong đó các thuốc phổ biến là kháng Interleukin 6, kháng TNF α, kháng lympho B. Thuốc được chỉ định với bệnh nhân kháng trị hay không đáp ứng DMARDs kinh điển, tiên lượng nặng hoặc thể nặng

– Thuốc điều trị, thuốc sinh học trước khi dùng cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và tuân thủ theo đúng quy trình.

– Để giảm tổn thương, kiểm soát triệu chứng sẽ cần dùng thuốc giảm đau và kháng viêm. Song song với đó bác sĩ cần phòng ngừa viêm cấp, bảo tồn khả năng vận động cho bệnh nhân

– Hiệu quả điều trị và phục hồi khả năng vận động sẽ tăng lên nếu kết hợp sử dụng DMARDs với vật lý trị liệu, thay đổi sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp cùng các liệu pháp thay thế như chườm lạnh, xoa bóp,…

 

2. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp đúng chuẩn gồm những gì?

Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, phác đồ điều trị viêm đa khớp dạng thấp sẽ gồm những tiêu chí và hướng điều trị dưới đây.

 

2.1. Khắc phục triệu chứng

Với VKDT, không có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như đau đớn, cứng khớp, sưng nóng đỏ, giảm viêm và ổn định khả năng vận động.

Những thuốc khắc phục triệu chứng sẽ không làm gián đoạn tiến triển của bệnh. Một số thuốc cơ bản gồm:

 

Thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs)

Tác dụng của thuốc nhằm kiểm soát cơn đau, sưng viêm và tổn thương của khớp. Với bệnh ở giai đoạn khởi phát, viêm nhẹ, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc như:

– Diclofenac dạng uống hoặc tiêm bắp: 75mg x 2 lần/ngày, từ 3 – 7 ngày. Sau đó giảm còn 50 mg x 2 – 3 lần/ ngày từ 4 – 6 tuần

– Brexin (piroxicam + cyclodextrin): Uống 20mg hàng ngày

Nguyên tắc xây dựng nên phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc kháng viêm không steroid kiểm soát cơn đau, sưng viêm và tổn thương của khớp

Với trường hợp viêm nặng hơn hoặc thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc, bệnh nhân sẽ dùng thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 gồm:

– Celecoxib: Uống 200mg từ 1 đến 2 lần/ngày.

– Meloxicam: Tiêm bắp hoặc uống 15 mg ngày một lần

– Etoricoxib: Uống 60 – 90 mg ngày một lần

Loại thuốc này được ưu tiên sử dụng vì ít bất lợi với Methotrexat và dùng được dài ngày.

Vài lưu ý khi dùng thuốc chống viêm không steroid, là với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, tuổi cao, hoặc sử dụng dài ngày cần cẩn trọng. Trong khi dùng cần theo dõi thận thường xuyên cũng như bảo vệ dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton.

 

Corticosteroids

Khi cơn đau nghiêm trọng hoặc viêm khớp nặng, bệnh nhân sẽ sử dụng Corticosteroids nhằm kiểm soát biểu hiện và đợi thuốc điều trị cơ bản tác dụng. Methylprednisolone, Prednisone, Prednisolone là 3 loại Corticosteroids phổ biến dùng với liều lượng:

– VKDT thể vừa: Uống 16 – 32 mg Methylprednisolone/ lần mỗi ngày lúc 8h sáng sau ăn

– VKDT thể nặng: Tiêm tĩnh mạch 40mg Methylprednisolone mỗi ngày

– Thể cấp có biến chứng: Khởi đầu từ 500 – 1000mg Methylprednisolone truyền tĩnh mạch 30 – 45’/ lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau đó chuyển về liều thường duy trì hàng tháng nếu cần

– Trường hợp nặng với suy thượng thận: Khởi đầu uống 20 mg Methylprednisolone/ lần vào 8 giờ sáng mỗi ngày. Sau đó duy trì uống 5 – 8mg Methylprednisolone/lần mỗi ngày hoặc cách ngày. Nếu hiệu quả có thể dừng.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp đúng chuẩn gồm những gì?

Khi cơn đau nghiêm trọng hoặc viêm khớp nặng, bệnh nhân sẽ sử dụng Corticosteroids

 

2.2. Điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp khớp

Thể thường và khởi phát

Với điều trị kết hợp, bác sĩ có thể kê Methotrexat và Sulfasalazin hoặc Hydroxychloroquine. Nếu thể trạng bệnh nhân không đáp ứng thì kết hợp Methotrexat với Sulfasalazin và Hydroxychloroquine.

Khắc phục triệu chứng

Methotrexat thuộc DMARDs sẽ được sử dụng làm chậm tiến triển của bệnh

 

Thể nặng, DMARDs không hiệu quả sau 6 tháng

Lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng DMARDs sinh học. Trước đó bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như kiểm tra tốc độ máu lắng, viêm gan, tầm soát lao,… đảm bảo người bệnh đủ điều kiện sử dụng thuốc. Có thể kết hợp như sau:

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần với 4 – 8 mg Tocilizumab/ kg cân nặng, truyền tĩnh mạch 1 lần/ tháng

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần với 50mg Etanercept tiêm dưới da 1 lần/ tuần

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần với 2 – 3mg Infliximab/ kg cân nặng, truyền tĩnh mạch mỗi 4 đến 8 tuần

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần với 40mg Adalimumab tiêm dưới da 2 tuần 1 lần

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần với 50mg Golimumab tiêm dưới da 1 lần/ tháng

– 10 – 15mg Methotrexate/ tuần kết hợp 500 – 1000mg Rituximab, truyền tĩnh mạch 1 x 2 lần/ 2 tuần, mỗi năm có thể nhắc lại 1 – 2 liệu trình

Mỗi thuốc sinh học được dùng liên tục 3 – 6 tháng. Nếu không đáp ứng tốt sẽ đổi sang thuốc sinh học khác.

Điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp khớp

Khi thể trạng bệnh nhân không đáp ứng có thể kết hợp Methotrexat với các thuốc khác

 

2.3. Điều trị phối hợp

Song song dùng thuốc, người bệnh VKDT cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm hỗ trợ điều trị, kiểm soát biểu hiện và ổn định chức năng khớp, bao gồm:

– Vật lý trị liệu kết hợp phục hồi chức năng: Giảm đau, thư giãn khớp, cơ và tăng độ linh hoạt

– Vận động, tập luyện tại nhà: Giúp khớp vận động, giảm nguy cơ teo cơ, cứng dính khớp, ngừa dị dạng và co rút gân. Bệnh nhân nên lựa chọn môn vận động phù hợp

– Tắm khoáng: Kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ xương khớp, giảm co thắc và sưng viêm

– Chườm nóng: Giãn thành mạch, tăng lưu thông phục hồi khớp viêm

– Phẫu thuật chỉnh hình: Áp dụng với bệnh nhân VKDT nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt xương trục, thay khớp,…

Điều trị phối hợp

Song song dùng thuốc, người bệnh VKDT cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ

 

3. Biện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng sau điều trị VKDT

Để tránh các biến chứng khi dùng thuốc điều trị VKDT, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa:

– Chủ động thăm khám để phát hiện sớm các chứng viêm, loét dạ dàng do thuốc

– Dùng thuốc ức chế bơm proton, kết hợp với Helicobacter Pylori nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn HP

– Trường hợp dùng Cortisteroid hơn 1 tháng, bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D ngừa loãng xương

– Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể dùng Bisphosphonates

– Bổ sung B12, sắt, axit folic phòng thiếu máu

Thông qua bài viết, hy vọng bệnh nhân VKDT đã phần nào hiểu rõ về cách điều trị căn bệnh của mình. Từ đó có thể lựa chọn, tin tưởng thực hiện theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon 224  facebook.com/BVNTP

youtube icon 62  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *