Triệu chứng cảnh báo bệnh gout là gì?
– Đau khớp dữ dội: Dấu hiệu ban đầu thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái vào ban đêm nhưng cũng có trường hợp biểu hiện này có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay.
– Khó chịu: Sự tấn công của cơn đau dữ dội có thể để lại sự khó chịu cho người bệnh trong vài giờ sau khi sử dụng sản phẩm giảm đau.
Triệu chứng cảnh báo bệnh gout
– Viêm sưng và tấy đỏ: Những khớp bị tổn thương viêm sưng, mềm, nóng và có màu đỏ. Ở một số người còn xuất hiện những cơn sốt nhẹ 38-38,5 độ gây rét run và mệt mỏi.
– Hạn chế chuyển động: Giảm sự di chuyển khớp có thể xảy ra khi bệnh gout tiến triển.
Do dấu hiệu ban đầu có thể hết hoàn toàn trong 1-2 tuần sau đó nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh gout đã khỏi nên không cần tiếp tục thăm khám, điều trị. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm, khi bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính.
Cần làm gì khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh gout?
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh gout không quá đáng sợ như bạn nghĩ. Khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh gout, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Hiện có nhiều phương pháp điều trị bệnh gout (uống thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc hạ acid uric…) nhưng do mang lại nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của người bệnh nên các chuyên gia y tế đã hướng người bệnh nên sử dụng những sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên mang lại hiệu quả an toàn.
Phòng ngừa bệnh gout tiến triển như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh gout tiến triển gây biến chứng nguy hiểm, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân gout là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).
-
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh ngừa bệnh gout
Theo đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
- Nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.
- Ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.
- Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh