Viêm cơ khủy tay có biểu hiện thế nào?

Viêm cơ khủy tay là một trường hợp của Hội chứng đau khủy tay. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người thường xuyên vận động bằng tay quá mức trong thời gian khá dài hoặc liên tục. Biểu hiện của căn bệnh này như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh.

Những biểu hiện của viêm cơ khủy tay

Khi bị viêm cơ khủy tay, dọc vùng khủy tay có cảm giác đau nhức, khả năng vận động của các khớp tay trở nên yếu hơn khiến gười bệnh rất khó cầm nắm đồ vật, nhất là các vật nặng.

Các thao tác co duỗi tay cũng gặp nhiều khó khăn và đau nhức kể cả khi vận động nhẹ. Ngoài ra, tại điểm bám của gân cơ bên trong khủy tay cảm giác đau cũng xảy ra. Đặt tay ở trạng thái thả lỏng, người bệnh có cảm giác cơ tay bị căng ra.

viem-co-khuy-tay-co-bieu-hien-the-nao4

Viêm cơ khớp khủy tay khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi co duỗi và cử động tay

Vùng lồi cầu khủy tay có cảm giác sưng to hơn cánh tay còn lại. Khi lật ngửa bàn tay, vùng khủy tay cũng đau nhói. Người bệnh rất khó khăn để thực hiện các động tác như chống tay, khoanh tay hoặc xoay cánh tay,…

Làm gì khi phát hiện những biểu hiện của viêm cơ khủy tay

Viêm cơ khủy tay là căn bệnh thuộc nhóm cơ xương khớp. Khi cơ khủy tay bị viêm sẽ khiến người bệnh vận động vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và công việc của người bệnh. Trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc thoái hóa xương. Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên cố gắng vận động cánh tay, khủy tay, đặc biệt là cầm nắm các vật nặng để tránh làm tổn thương sâu các khớp, khủy tay.

Mặc áo rộng tay hoặc ngắn tay để tránh gò bó gây đau nhức khủy tay. Đồng thời giúp tay dễ dàng cử động linh hoạt hơn.

Khi phát hiện những cơn đau ở khủy tay, người bệnh có thể dùng đá lạnh chườm lên vùng khủy tay bị đau, chườm dọc theo chiều cánh tay. Biện pháp này sẽ giúp giảm các cơn đau nhức trong tức thì. Ngoài ra, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, xoa nắn nhẹ vùng cánh tay bị đau để tình trạng nhanh cải thiện.

Để phòng tránh những diễn biến xấu của bệnh, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế có phòng khám chuyên khoa về cơ xương khớp để được bác sĩ khám và chẩn đoán cụ thể.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, cần thực hiện điều trị sớm để tránh viêm tái phát hoặc biến chứng nặng hơn. Phương pháp điều trị thường dùng thuốc kháng sinh để chống viêm, tiêu sưng và làm giảm các cơn đau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook icon  facebook.com/BVNTP

youtube icon  youtube.com/bvntp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *